Các trường hợp xử lý hóa đơn (Hóa đơn viết sai mã số thuế, sai tên công ty, sai thuế suất…)
Bài viết này là một trong các bài học của Lớp Kế toán tổng hợp thực hành; Lớp Kế toán thực hành thực tế; Lớp Khai báo thuế chuyên nghiệp chuyên sâu về phần Thuế do Thầy Hải Bùi trực tiếp Giảng dạy
Như các bạn điều biết thì Hóa đơn chứng từ rất quan trọng đối với người làm kế toán, nếu hóa đơn không hợp lệ, hợp pháp, hợp lý thì thuế sẽ không chấp nhận là chi phí được trừ cũng như không chấp nhận cho khấu trừ thuế VAT. Do đó, với bài viết này được TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI xin giới thiệu đến các bạn những trường hợp về xử lý hóa đơn mà trong thực tế các bạn gặp phải như (Hóa đơn đầu vào bị Sai mã số thuế, Sai địa chỉ công ty, Sai thuế suất; Sai tên Công ty, đơn giá bị viết sai…) . Vậy với những trường hợp trên khi các bạn gặp thì các bạn xử lý như thế nào.
Nội dung của bài viết gồm những nội dung chính như sau:
Xử lý hóa đơn chứng từ của hàng bán bị trả lại
Xử lý trường hợp hóa đơn đã lập nhưng sau đó phát hiện sai (Trường hợp chưa kê khai thuế và trường hợp đã kê khai thuế)
Cách lập hóa đơn từ 200.000 trở lên mỗi lần mua mà người mua không lấy hóa đơn
Trường hợp bán hàng hóa dưới 200.000/lần mà khách hàng không lấy hóa đơn thì xử lý như thế nào?
Trường hợp viết hóa đơn với hàng hoa nhiều hơn số dòng trên hóa đơn
Các tình huống xử lý về hóa đơn
1. Trường hợp hàng bán bị trả lại (Tức là bán hàng đã xuất hóa đơn rồi, sau đó khách hàng trả lại thì xử lý trường hợp này như thế nào)
Căn cứ vào điểm 2.8 Phụ lục 4 của TT39/2014 ngảy 31/2/104 về hóa đơn như sau:
Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.
Ví dụ: ngày 1/1/2014 được CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI có bán hàng cho Cty A là 40 cái Tivi với giá 5.000.000 /cái chưa VAT. MST là 0312581896, Địa chỉ 87 Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3 Tp.HCM
Giả sử ngày 15/3/2014 Cty A (41 Mạc Đĩnh Chi, Phường 1, Quận 1, Tp.HCM; MST: 3600252857) trả lại 10 cái với lý do hàng kém chất lượng. Vậy trong trường hợp này Cty A xuất trả lại hàng cho Cty TNHH Đào tạo và dịch vụ kế toán thuế An Tâm như sau:
Hóa đơn lúc bán hàng của Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ kế toán thuế An Tâm
Hóa đơn Cty A xuất trả lại hàng cho HỌC KẾ TOÁN CẤP TỐC Ở TPHCM (Ngày 15/3/2014)
Ghi chú:
Bên bán: Hóa đơn mà xuất trả hàng này bên bán kê khai tại bảng kê mua vào, kê khai dương bình thường (Phụ lục 01-2).Về mặt thuế thì số cuối kỳ giữa Tờ khai và sổ là khớp nhau. Cách này là theo Hướng dẫn của TT28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011
Bên mua: Hóa đơn này bên mua kê khai tại bán kê bán ra và kê khai dương bình thường (Phụ lục 01-1). Về mặt thuế thì số cuối kỳ giữa Tờ khai và sổ là khớp nhau.Cách Kế này là theo Hướng dẫn của TT28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011
Note: Tuy nhiên, các bạn có thể hạch toán như thế nào thì kê khai như vậy (Tức là bên bán sẽ kê khai tại bảng kê bán ra kê khai âm; Bên mua kê khai tại bảng kê mua vào kê khai âm) thì thuận tiện hơn cho việc kiểm tra và đối chiếu với số liệu sổ sách và Tờ khai.Cách kê khai thuế theo kiểu nào đi nữa thì kết quả vẫn giống nhau giữa các cách.
2. XỬ LÝ VỀ TRƯỜNG HỢP HÓA ĐƠN ĐÃ LẬP NHƯNG SAU ĐÓ PHÁT HIỆN SAI (Điều 20 của TT39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 có 3 Trường hợp)
1/ Trường hợp 1 (TH1): “Điểm 1 Điều 20 của TT39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014” Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua và chưa xé rời khỏi quyển, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai :. Với những hóa đơn viết sai chưa xé khỏi cuống thì
Phải gạch chéo các liên của tờ hóa đơn, và ghi chữ hủy bỏ vào các liên. Không được xé rời tờ hóa đơn khỏi quyển hóa đơn. Kế toán phải lưu giữ đầy đủ các liên ngay tại cuống không xé ra gấp lại để đó.
Khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng ghi số hóa đơn sai này vào mục xóa bỏ cột số 15
Ví dụ:
- Ngày 15/5/2014 xuất 1000 kg hóa đơn Inox cuộn đơn giá = 19.000 đ/kg cho:
Tên đơn vị: Công Ty ABC
Mã số thuế: 3600252847
Địa chỉ: 123 Nguyễn Văn Trỗi, Quận 3, Tp.HCM
- Nhưng khi đang viết kế toán viết nhầm đơn giá = 18.000 đ/kg, viết nhầm luôn cả số tiền bằng chữ
Xử lý trường hợp này: Gạch chéo các liên và gập 3 liên lại không xé khỏi cuống hóa đơn và xuất lại tờ hóa đơn mới
Hóa đơn viết sai và gạch chéo
Hóa đơn viết lại đúng như sau:
hdvietdung
Cuối quý khi báo cáo sử dụng hóa đơn BC/26 : Ghi vào cột số : 15 xóa bỏ= số hóa đơn bị hủy bỏ 0000210
Tương tự cho các trường hợp còn lại các bạn download File về để đọc và tham khảo.
Bài viết khác cùng Box