Không thể xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc gia và vươn ra thế giới nếu thiếu sự hỗ trợ của nhà nước

Trong guồng quay mua bán - sáp nhập (M&A), doanh nghiệp (DN) Việt không thể đứng ngoài mà đang dần bước sâu vào cuộc chơi chung. Điều quan trọng nhất là DN phải biết được năng lực lõi của mình và khả năng phát triển trong tương lai để có thể đàm phán bán với giá tốt nhất.

1. Bán sao cho được giá

Trên thế giới có nhiều DN kiếm tiền bằng cách xây dựng thương hiệu để bán lại. Theo PGS-TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương, nhiều DN Việt chưa ý thức được giá trị thương hiệu, chỉ thiên về của cải mang tính hiện vật, tính toán giá trị DN trên sản phẩm hữu hình mà chưa tính tới giá trị vô hình và thường bán trong lúc gặp khó khăn nên định giá quá rẻ. Bên cạnh đó, do còn non trẻ, nhiều DN chưa lường trước và có cách đối phó trước chiến lược thôn tính của những nhà đầu tư nước ngoài: Đi từ liên doanh, sáp nhập tiến tới nuốt chửng DN. Đã có nhiều thương hiệu Việt biến mất khỏi thị trường hoặc sang tên đổi chủ sau một thời gian hợp tác.

2. Tùy thuộc động cơ DN

Gọi việc băn khoăn làm thế nào giữ lại thương hiệu thuần Việt là không cần thiết, là lo thay DN, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, cho rằng vấn đề quan trọng là làm sao giữ được thương hiệu khi không đủ sức cạnh tranh. DN làm thương hiệu trước tiên nhằm xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình để bán được hàng chứ không phải vì mục tiêu nhắm đến xây dựng một thương hiệu quốc gia hay thương hiệu thuần Việt.

Ở góc độ cá nhân, ông Nguyễn Trung Thẳng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản trị và Marketing, Chủ tịch HĐQT Masso Group - cho biết cần có những thương hiệu tầm quốc gia với sự định hướng/hỗ trợ của Chính phủ. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, thương hiệu thuần Việt cần phải có định hướng của nhà nước, nếu không sẽ hoàn toàn tùy vào động cơ kinh doanh của các chủ DN Việt.

Xem thêm:

Miếng dán giữ nhiệt