Điều hòa là vật dụng rất tốt và hữu ích, nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì nó lại là " con dao hai lưỡi " cho người sử dụng nhất là đối với trẻ em và người già, bới sức đề kháng của họ yếu rất dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp ...


Chiếc điều hòa nhiệt độ là vật dụng không thể thiếu của nhiều gia đình vào mùa nóng. Tuy nhiên, với những gia đình có trẻ nhỏ, việc sử dụng điều hòa không đúng cách có thể gây ra cho trẻ nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.

Giữa thị trường vô vàn lựa chọn, sản phẩm nào có thể hạn chế cái nóng mà vẫn an toàn với trẻ nhỏ?


Khi chọn mua điều hòa, các gia đình nên lựa chọn những dòng sản phẩm thế hệ mới với chức năng lọc không khí, thường được tích hợp hệ thống đa dạng các tấm lọc và sử dụng công nghệ Plasmaster Ionizer diệt khuẩn. Công nghệ này tạo ra các ion kết hợp các bụi nước trong không khí, thẩm thấu vào lớp biểu bì da, tăng cường độ ẩm cho da, tạo sự dễ chịu khi sử dụng.


Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên ưu tiên chọn máy lạnh có có lưới lọc tháo lắp được để dễ vệ sinh, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Những sản phẩm có khả năng làm mát mạnh mẽ hơn khi vừa bật và chuyển sang làm mát dễ chịu, duy trì nhiệt độ ổn định cho phòng có thể cũng là một tiêu chí khi chọn mua

[​IMG]

.
Sau đây là một số bí quyết để sử dụng điều hòa an toàn với trẻ nhỏ.


Không để điều hòa thổi thẳng vào giường của bé do hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, đặc biệt là các bé có cơ địa yếu, nên dễ mắc bệnh đường hô hấp. Điều hòa phải đặt ở trên cao. Quạt điều hòa nên cài đặt ở chế độ thấp và đảo gió.


Chỉnh nhiệt độ điều hòa hợp lý, ổn định, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột do trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Nên điều chỉnh mức độ chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời khoảng 7 – 8 độ C để phù hợp với cơ thể trẻ. Với điều kiện thời tiết Việt Nam thì nhiệt độ lý tưởng là 26 – 28 độ C. Khi bé vừa ở ngoài nắng nóng về, cha mẹ cần lau bớt mồ hôi và để bé ngồi một lát rồi mới bật điều hòa. Tránh đưa trẻ ra vào phòng thường xuyên vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm trẻ bị tăng tiết dịch ở mũi và họng. Nếu cho bé ra ngoài, mẹ phải mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh.


Không nên ở phòng điều hòa quá lâu: sau 2 tiếng, các bố các mẹ nên cho con ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 - 15 phút.


Ngoài ra, phòng bật điều hòa phải sạch, thoáng, không có quá nhiều đồ vật trong phòng tránh nấm mốc, hạn chế nhiều người ra vào phòng lạnh để giảm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khi không bật điều hòa nữa thì phải mở hết cửa để không khí lưu thông. Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa và đuổi không khí tù đọng ra ngoài ít nhất 2 lần/ngày bằng cách tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt và kết hợp đón nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

[​IMG]



Cân bằng độ ẩm khi dùng điều hòa cho bé do da của trẻ em rất nhạy cảm, ngồi trong phòng điều hòa lâu sẽ dẫn tới mất nước, khô da. Người lớn cần đặt một chậu nước hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng, thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng giẻ ướt để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ nhỏ.Tuy nhiên, không nên để độ ẩm quá lớn.


Vệ sinh và bảo trì điều hòa thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn lây truyền các bệnh truyền nhiễm cho bé. Cha mẹ cần chú ý về vệ sinh máy điều hòa định kỳ 1-2 tuần, rũ bỏ bụi bẩn, chất bám trong tấm lưới lọc.


Với điều kiện thời tiết nóng ẩm của Việt Nam, việc các ông bố bà mẹ tự trang bị những kiến thức về lựa chọn và sử dụng điều hòa với con mình có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ.

Tags: sửa điều hòa