Trùng Khánh là thành phố trực thuộc trung ương cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, với dân số 32 triệu người. Trùng Khánh trước đây thuộc tỉnh Tứ Xuyên, sau này được tách ra. Khi quân khởi nghĩa áp đảo nhà Minh vào năm 1627 đến 1645, Trùng Khánh đã bị chiếm giữ, là một phần của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay.

Name:  trung-khanh.jpg
Views: 94
Size:  57.5 KB
Quan hệ thông thương với nước ngoài ở Trung Quốc mở cửa đầu tiên ở Trùng Khánh vào năm 1891. Từ năm 1929 trở đi, Trùng Khánh trở thành thành phố thuộc trung ương, tuy nhiên cố đô của Tưởng Giới Thạch đã bị ném bom trong suốt cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai bởi quân Nhật Bản. Rất nhiều người thoát chết nhờ vành đai quân sự được tổ chức rất chặt chẽ trên những dãy núi bao quanh Trùng Khánh. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn nhà máy công nghiệp và các trường đại học từ miền đông Trung Quốc được di dời đến đây.
Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên và Thiểm Tây là các tỉnh ráp gianh Trùng Khánh. Kinh tế Trùng Khánh có một sự phát triển vượt bậc, là thành phố có tốc độ phát triển thứ ba Trung Quốc. Chỉ số GDP năm 2007 là 411,18 tỉ Yuan, tốc độ phát triển hàng năm là 15%. Tuy nhiên, GDP theo đầu người lại thấp hơn so với chỉ số bình quân trong nước, 14.622 Yuan một người.
Là cảng nội địa lớn nhất miền tây Trung Quốc, nó được nối với miền đông qua con sông Dương Tử.

Trùng Khánh có tuyến đường sắt tới Chengdu tỉnh Tứ Xuyên, Guiyang thuộc tỉnh Quý Châu, thành phố Xiangfan tỉnh Hồ Bắc và thị trấn Huaihua tỉnh Hồ Nam.

Sân bay quốc tế Jiangbei vận chuyển khoảng 10 triệu hành khách vào năm ngoái, các chuyến bay đến từ Đông Á cũng hạ cánh ở đây.
Khí hậu Trùng Khánh có tính chất cận nhiệt đới, ẩm ướt và có hai mùa gió mùa. Là một trong những vùng nóng nhất Trung Quốc. Nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận là 430C, vào tháng 8 nhiệt độ trung bình là 350C, những tháng mùa đông thời tiết rất ấm áp. Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để tham quan Trùng Khánh.
Nghệ thuật điêu khắc trên đá Dazu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nó có từ thế kỷ thứ 7. Nghệ thuật Dazu là nghệ thuật điêu khắc và chạm trổ thể hiện bản sắc của Đạo giáo, Nho giáo và niềm tin vào Phật giáo. Thành phố Trùng Khánh có hơn 3000 cây cầu và rất nhiều tòa nhà chọc trời.