Nghẹt mũi là triệu chứng khó chịu nhất mà viêm mũi dị ứng và viêm xoang gây ra. Khi bị nghẹt mũi chúng ta rất khó thở, đặc biệt là lúc đi ngủ nằm xoay bên nào cũng không xong.Khi hốc mũi bị tắc do viêm nhiễm, phải thở bằng miệng thì không khí hít vào sẽ không được lọc sạch và làm ấm. Sự ẩm ướt trong mũi rất dễ gây nguy cơ viêm họng và viêm thanh quản… Nghẹt mũi kéo dài khiến tâm trạng mệt mỏi, sự tập trung kém và hiệu quả công việc cũng giảm theo.



Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu :

Cây ngải cứu vừa có hoa, hái lá về phơi trong bóng râm mát, nơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ đến khi khô (không phơi ngoài nắng làm giảm chất lượng ). Tán nhỏ lá khô hoặc vò bằng tay liên tục đến khi tơi mềm, loại bỏ gân lá, lấy giấy cuộn thành điếu thuốc, dồn chặt đều, dán hồ để khỏi bung, gấp hai đầu kín để dành dùng dần.

Cách hơ: Hơ cách da đầu 1,5 cm, cảm giác dễ chịu, ấm dần một lúc đến khi nóng nhiều đổi sang huyệt khác, luân phiên hơ đều, thời gian từ 15-30 phút. Khi hơ, một tay cầm điếu thuốc, một tay ép tóc sát da đầu để tránh cháy tóc.

Liệu trình: Từ 10-15 ngày rồi nghỉ 5-7 ngày là một liệu trình. Nếu sau một liệu trình có kết quả, nên tiếp tục cho đến khi khỏi. Nếu kết quả ít hay không giảm nên chuyển dùng phương pháp khác hoặc kết hợp thêm thuốc uống. Thường sau một liệu trình đã thấy kết quả.

Những cách chữa viêm xoang mũi dị ứng theo từng thể bệnh :

Bệnh do phong hàn phạm phế chảy nước mũi trong : Quế chi 6 g, cam thảo 4 g, gừng 4 g, tang bì 10 g, bạch chỉ 12 g, tế tân 6 g, phòng phong 12 g, kinh giới 10 g. Sắc uống.

Bệnh do phong nhiệt phạm phế (nước mũi đục): Ngưu bàng tử, cúc hoa, tang diệp, cát căn mỗi thứ 12 g; bạc hà 6 g, thuyền toái 6 g, cam thảo 4 g. Sắc uống.

Bệnh lâu ngày phế khí hư : Hạnh nhân, rễ cây bách bộ, cát cánh, nhân sâm mỗi thứ 6 g; tang bì (vỏ rễ cây dâu), đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, bạch truật mỗi thứ 12 g. Sắc uống

Nguồn : chua viem amidan