Phụ huynh, học sinh chưa mặn mà với trường nghề do công tác phân luồng, hướng nghiệp còn nhiều bất cập.
"Từ năm 2009 đến nay, ban ngành các cấp liên tục tổ chức tư vấn, hướng nghiệp nhằm định hướng, cung cấp thông tin về các trường nghề cho phụ huynh và học sinh. Nhiều trường CĐ nghề, TCCN còn trực tiếp đến các trường THPT, THCS để giới thiệu về cơ hội việc làm khi học trường nghề. Nhờ đó, phụ huynh và học sinh đã có cái nhìn thiện cảm hơn với việc học nghề. Tuy vậy, cũng còn không ít người giữ quan điểm “chỉ khi nào không thể học ĐH, CĐ thì mới nghĩ đến trường nghề”. Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, nhận xét như vậy tại hội thảo “Phân luồng học sinh sau trung học” do Hội Dạy nghề TP HCM tổ chức mới đây. Sản phẩm bút thông minh chấm đọc giảng bài nâng cao khả năng tiếp thu của các em học sinh đặc biệt là trong môn học tiếng Anh.

Tâm lý chuộng bằng cấp

Theo ông Tuấn, thay vì trả lương theo hiệu quả công việc, trình độ tay nghề của người lao động thì hiện nay, việc xếp lương chủ yếu theo bằng cấp; trong đó lương của người có bằng ĐH luôn cao hơn người học nghề. Đây là rào cản lớn nhất khiến việc tuyển sinh của trường nghề gặp nhiều khó khăn. Đồng tình với nhận xét trên, ông Lưu Đức Tiến, Phó trưởng Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp & ĐH, Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết thêm nhiều phụ huynh vẫn “ép” con mình thi ĐH, CĐ chứ nhất quyết không chọn trường nghề. Hiện tượng học sinh vẫn phải thi ĐH, CĐ theo nguyện vọng của gia đình dù năng lực chỉ phù hợp với trường nghề diễn ra rất phổ biến.


Học sinh các trường THPT trải nghiệm nghề may ở Công ty CP May Nhà Bè (TP HCM).

Ngoài những yếu tố thuộc về tâm lý như trên, các đại biểu cho rằng công tác hướng nghiệp còn nhiều vướng mắc. Ông Nguyễn Hữu Danh, Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức TP HCM, dẫn chứng: “Phụ huynh và học sinh mất niềm tin vào trường nghề vì công tác hướng nghiệp, dạy nghề chưa được thực hiện đến đầu đến đũa. Nhiều trường nghề chỉ chăm chăm quảng bá hình ảnh trường mà chưa để ý đến nhu cầu, nguyện vọng của học sinh”.

Năm 2013, chỉ tiêu tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy là hơn 642.000; TCCN là 420.000 người. Có một nghịch lý là, trong thực tế, trên 50% sinh viên mới tốt nghiệp bị thất nghiệp tạm thời do thiếu kiến thức thực tế. Trong khi đó, cứ đến mùa tuyển sinh, diện mạo trường nghề lại xuất hiện với hình ảnh hắt hiu, đỏ mắt tìm người học…

Đào tạo phải gắn với nhu cầu

Mất lợi thế ngay từ “vòng đầu”, các trường nghề phải từng bước xây dựng lại thương hiệu, lấy được lòng tin của phụ huynh và học sinh. Ông Nguyễn Hữu Danh cho rằng ngoài cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giáo viên giỏi, các trường nghề cần có nhiều chính sách ưu tiên về học phí, học bổng, chỗ ở… Việc thường xuyên tổ chức các sự kiện tôn vinh người giỏi nghề, định hướng nghề nghiệp cho học sinh cũng là cách giúp trường nghề “ghi điểm”. Cha mẹ có thể yên tâm với chiếc bút thông minh k700 được sản xuất dựa trên các công nghệ tiên tiến, một thiết bị giáo dục tuyệt vời.

Ông Nguyễn Văn Hanh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật và Công nghệ Cửu Long, đề nghị cần có chiến lược đầu tư dạy nghề phù hợp với nhu cầu từng vùng, miền. Theo đó, khu vực cần thợ giỏi thì hướng học sinh học nghề, khu vực thiếu nhân sự kỹ thuật thì khuyến khích học sinh học các ngành khoa học - kỹ thuật… “Cần xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo tổng thể và chỉ tiêu đào đạo của từng trường nghề, gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, phải xây dựng cổng thông tin hướng nghiệp để kết nối các trường THPT, THCS với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, Hội Dạy nghề, các trường nghề và doanh nghiệp” - ông Trần Anh Tuấn kiến nghị.
Theo Dantri

Công ty cổ phần thiết bị Giáo dục và Công nghệ Sonix cung cấp sản phẩm bút thông minh k700, bút thần đồng chấm đọc, máy học tiếng anh easy talk, máy vua gia sư v600, điện thoại chấm đọc smobil hỗ trợ học tập cho trẻ rất tốt với chức năng chấm đọc giảng bài.
Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà 207 Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Hà Nội.