Rõ ràng, nhiều người trong những trường hợp bất khả kháng mới buộc phải tìm đến dịch vụ này để giải quyết vấn đề của mình. Và trong chừng mực nào đó, dịch vụ thám tử tư cũng phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, không nhiều người sử dụng dịch vụ này biết rằng hoạt động thám tử tư là hoạt động pháp luật Việt Nam không cho phép. Nghĩa là, sử dụng các biện pháp theo dõi người khác là phạm pháp.


Có thể tố giác cơ quan pháp luật khi bị thám tử tư theo dõi?

Khoản 1 Điều 30 Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 đều quy định "thám tử tư”, “điều tra" là lĩnh vực cấm đầu tư, chưa được công nhận tại Việt Nam. Tại điểm k khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 cũng quy định “kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là ngành, nghề cấm kinh doanh.

Có nghĩa là, pháp luật không cho phép các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ điều tra, hoạt động thám tử tư dưới mọi hình thức. Hành vi một số người lấy danh nghĩa cong ty tham tu để theo dõi, điều tra chị là phạm luật. Hành vi theo dõi, thu thập thông tin về đời tư của chị là vi phạm quyền bí mật đời tư được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự. Theo đó, việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ thám tử không có trong hệ thống mã ngành kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa không có chức danh "thám tử viên", hay gọi là thám tử. Đây chỉ là thuật ngữ tồn tại trong đời sống xã hội, không phải là thuật ngữ pháp lý.

Thế nên, hiện rất nhiều công ty thám tử đang hành nghề thám tử núp dưới hình thức công ty “dịch vụ cung cấp thông tin”. Tuy nhiên, hiểu theo đúng nghĩa thì thám tử là đi lấy thông tin của người khác chứ không phải cung cấp thông tin. Cung cấp thông tin chỉ là bước sau khi họ làm “thám tử” mà thôi.

Khi dịch vụ thám tử nở rộ, nhiều cá nhân và doanh nghiệp than thở rằng họ cảm thấy bất an khi có thể bị theo dõi bất cứ lúc nào. Cũng bởi mảnh đất màu mỡ này nên nhiều doanh nghiệp đã vì lợi nhuận, can thiệp thô bạo vào đời sống của người khác.

Thế nên, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, những người bị thám tử tư ảnh hưởng quá sâu đến đời sống của mình có thể thu thập bằng chứng, gửi đơn tố giác vi phạm pháp luật của người xưng là thám tử tư đến cơ quan công an để đề nghị xử lý.

Nguồn: THAMTUBAMIEN.COM.VN biên soạn theo Petrotimes trong bài Pháp luật - Đời sống