Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo quyết định 48
lop hoc ke toan o bac ninh chia ser cach Lập bảng cân đối kế toán là một việc làm hết sức dễ dàng với những kế toán tổng hợp lâu năm đã dày dạn kinh nghiệm. Tuy nhiên đối với những kế toán mới vào nghề thì công việc này không tránh khỏi những khó khăn: Tài sản và Nguồn vốn không cân bằng, nhầm lẫn trong việc xử lý số dư của các tài khoản lưỡng tính như 131, 331, 421, 214...
Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp dùng để khái quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Kết cấu của nó gồm 2 phần: Tài sản và Nguồn vốn. Tài sản phản ánh giá trị hiện có của toàn bộ tài sản tại thời điểm lập báo cáo, Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành lên toàn bộ tài sản của đơn vị tại thời điểm lập.
Sau đây, lop hoc ke toan tong hop o cau giay xin đưa ra một số lưu ý, nguyên tắc khi lập bảng cân đối kế toán để hạn chế những sai sót mà các bạn hay gặp.
hoc ke toan thuc hanh o ha dong dua ra Nguyên tắc chung khi lập:
- Trước khi lập bảng cân đối kế toán (CĐKT), kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
- Số liệu dùng để phản ánh vào các chỉ tiêu trên bảng CĐKT là không bù trừ. Nếu tài khoản có theo dõi chi tiết và cuối kỳ tổng hợp dẫn đến dư cả 2 bên Nợ và Có thì vẫn giữ nguyên số dư đó khi tham gia tính toán.
- Khi lập bảng CĐKT, những chỉ tiêu thuộc nhóm tài sản thì căn cứ vào số dư Nợ của các tài khoản liên quan để ghi. Những chỉ tiêu thuộc nhóm nguồn vốn thì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản liên quan để ghi.
- Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ở phần "TÀI SẢN", nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần "NGUỒN VỐN".
- Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng như 214, 129, 229, 139, 159, … luôn có số dư Có, nhưng khi lên bảng CĐKT thì ghi ở phần “TÀI SẢN” theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 419, 421, … nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "NGUỒN VỐN", nhưng ghi theo số âm.
Cơ sở số liệu:
- Đối với cột "Số đầu năm": Căn cứ số liệu cột "Số cuối kỳ" của bảng CĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi.
- Cột “Số cuối kỳ: Lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản liên quan trên bảng cân đối phát sinh năm nay.
Để bảng CĐKT đúng, ngoài việc phản ánh đúng, đầy đủ số liệu cho các chỉ tiêu của nó còn phải đảm bảo quan hệ cân đối chung giữa tài sản và nguồn vốn: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn