Xem thêm: những biểu hiện của benh thoai hoa khop goi và cách điều trị benh thoai hoa khop goi hiệu quả nhất

Cuộc sống của con người là một quá trình vận động không ngừng và chính sự vận động ấy tạo nên cuộc sống. Mọi công trình muốn đứng được phải có các cột trụ, các cột trụ có vững công trình mới có thể đứng vững. Cơ thể con người là một kiệt tác của tạo hóa, không những đứng rất vững trên hai chân mà còn vận động, hơn thế nữa còn chuyển động, chuyển động từ rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế đến mạnh mẽ, dẻo dai và quyết liệt.

Tất cả những điều kỳ diệu đó đều nhờ vào vai trò của cột sống, cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh, cột sống nối liền và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh…và tạo nên khả năng vận động và chuyển động tuyệt vời của con người.
Cấu trúc của cột sống

- Hệ thống dây chằng là các bản sợi dẹt nối liền các đốt sống, bao gồm các dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng bên, dây chằng liên gai, dây chằng vàng…

- Hệ thống cơ bắp từ vùng cổ gáy, dọc xuống lưng, đến vùng xương chậu.


Ống sống thắt lưng được giới hạn ở phía trước bởi thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ liên hợp Trong ống sống có bao màng cứng, tủy sống, rễ thần kinh và tổ chức quanh màng cứng (là tổ chức lỏng lẻo gồm mô liên kết, tổ chức mỡ và đám rối tĩnh mạch, có tác dụng đệm đỡ tránh cho tủy sống và các rễ thần kinh khỏi bị chèn ép bởi thành xương sống, kể cả khi vận động cột sống thắt lưng tới biên độ tối đa).

Chức năng và vai trò của cột sống

Cột sống hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng. Cột sống còn là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay, giúp cho đầu, thân và các chi vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái, nhờ vậy con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia mọi hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.

Cột sống còn là một đường ống chắc chắn gọi là ống tủy để bảo vệ tủy sống, phần tiếp theo của não bộ và nơi xuất phát của các rễ thần kinh chi phối mọi hoạt động của cơ thể.Cột sống cùng với các xương sườn, xương chậu tạo thành các khung xương để các cơ bám vào và để bảo vệ các tạng trong lồng ngực và trong ổ bụng.

Cột sống có hình gần giống chữ S do có hai đoạn ưỡn ở cổ và thắt lưng, một đoạn gù ở ngực. Với hình dạng này cùng với hoạt động của các đĩa đệm, các lực tác động lên cơ thể, lên cột sống và hai chân luôn luôn được phân tán.

Vận động của cột sống rất đa dạng và linh hoạt nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đốt sống, sự căng giãn của các dây chằng, sự co giãn của các cơ và đặc biệt sự thay đổi hình dạng của các đĩa đệm.


Các bệnh lý của cột sống và đĩa đệm

Với cấu trúc phức tạp và vai trò quan trọng nêu trên, cột sống là cơ quan rất năng động đáp ứng mọi nhu cầu của con người trong sinh hoạt, lao động và vui chơi giải trí. Tuy nhiên, bất cứ một thay đổi từ nhỏ đến lớn của mỗi bộ phận của cột sống, bất cứ một sự bất thường hay bất đồng bộ trong các tư thế, động tác trong lao động, sinh hoạt hay vui chơi giải trí của con ngường cũng có thể ảnh hưởng lên cột sống và gây nên những bất thường hay bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp tại cột sống như:

- Đau lưng, đau thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng: Do tư thế, do lao động, do sinh hoạt, do thể thao.

- Bệnh lý của khối cơ lưng, thắt lưng

- Chấn thương vùng lưng và thắt lưng do sinh hoạt, do thể thao, do lao động, đặc biệt các chấn thương tích lũy trong các động tác lao động giản đơn, lặp đi lặp lại.

- Thoái hóa cột sống và đĩa đệm.

- Thoái hóa, dày dây chằng vàng.

- Bệnh thoat vi dia dem cột sống cổ, lưng (ngực), thắt lưng.

- Viêm thân sống đĩa đệm do lao (Lao cột sống), do vi trùng.

- Loãng xương, gãy lún đốt sống do loãng xương.

- Viêm cốt sống dính khớp.

- U tủy sống, u màng tủy.

- U ngoài màng cứng.

- Ung thư di căn vùng cột sống…

Và biểu hiện ban đầu của các bệnh lý này thường là triệu chứng đau tại cột sống, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng, vì đây là vùng hoạt động nhiều nhất của cột sống hay còn gọi là bản lề của cột sống.

Do đó, chúng ta cần hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của cột sống, từ đó luôn xây dựng và duy trì một lối sống tích cực, an toàn, bảo vệ cho hệ thống xương khớp đặc biệt là cột sống. Với một cơ thể khỏe mạnh, một hệ thống Cơ Xương Khớp khỏe mạnh chúng ta sẽ thực hiện được mọi điều chúng ta mong muốn và làm cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn có ý nghĩa
bacsigiadinh.org