Đảm bảo công năng của dây chuyền sản xuất và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng chung cũng như yêu cầu đặc biệt của từng loại hình sản xuất hàng hóa. Ngoài việc biết cách bố trí các khu chức năng, thì việc lắp đặt các thiết bị trong nhà xưởng cũng được công ty chú trọng nhiều.

Khi triển khai nghiên cứu thiết kế nhà xưởng, chúng tôi luôn nghiên cứu kỹ đặc thù công việc của chủ đầu tư để đưa ra những công năng sử dụng hiệu quả cũng như thực hiện khảo sát cao hơn hơn trong thời gian triển khai thiết kế.

Từ việc lắp đặt máy móc cũng như dây chuyền sản xuất trong nhà xưởng đều được chúng tôi thực hiện cẩn thận và khoa học. Không bỏ sót một công đoạn nào, cho thấy sự an toàn và chất lượng công việc được chúng tôi đề cao tuyệt đối.

Sau quá trình thiết kế thi công nhà xưởng, nhằm mang đến cho khách hàng sự an tâm, và thể hiện được trách nhiệm nghề nghiệp, chúng tôi luôn có chế độ bảo hành cho công trình xây dựng trong thời gian cho phép.


Quy trình thiết kế nhà xưởng

- Khảo sát địa chất công trình, tính toán về ổn định (theo sức chịu và biến dạng).

- Chọn giải pháp kinh tế nhất, đảm bảo kỹ thuật và an toàn.

- Áp dụng các phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ, kiến trúc, kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; các phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

- Thiết kế bản vẽ cơ sở.

- Thiết kế bản vẽ thi công.

- Lựa chọn nguyên vật liệu.

- Tiến hành xử lý môi trường.

- Tiến hành thi công nhà thép tiền chế.

Quy trình lập hồ sơ thiết kế nhà xưởng


Lập hồ sơ thiết kế nhà xưởng có vai trò rất quan trọng ảnh hướng đến tiến độ xây dựng cũng như chất lượng dự án xây dựng và thi công nhà xưởng.

Nhà xưởng có phát huy tối đa công năng hiệu quả làm việc hay không? Có đảm bảo chất lượng an toàn và bền vững theo thời gian hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn cùng kinh nghiệm của những kỹ sư tư vấn thiết kế nhà xưởng.

Trước khi tiến hành công tác lập hồ sơ thiết kế nhà xưởng công nghiệp thì đơn vị tư vấn giám sát thi công có trách nhiệm khảo sát tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ sản phẩm và đặc thù sản xuất của chủ đầu tư để từ đó lựa chọn những giải pháp thiết kế phù hợp và hiệu quả nhất đảm bảo nhà xưởng hoạt động an toàn phát huy tối đa công năng sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư.

Nội dung hồ sơ thiết kế nhà xưởng:

- Sơ đồ mặt bằng tổng thể công trình, các kết cấu khối công trình, sơ đồ công nghệ áp dụng và các công trình phụ hỗ trợ.

- Bản vẽ phối cảnh công trình và hồ sơ thiết kế kiến trúc.

- Thiết kế kỹ thuật điện nhà xưởng, phòng cháy chữa cháy và xử lý nước thải bảo vệ môi trường.

- Thiết kế hồ nước ngầm, tháp nước phục vụ nhà xưởng.

- Sơ đồ kết cấu đường nội bộ, hệ thống thoát nước ra ngoài.

Quy trình tiếp nhận hồ sơ thiết kế nhà xưởng:


Đơn vị thi công nhà xưởng gặp chủ đầu tư để nắm bắt ý tưởng và các yêu cầu cần có cho nhà xưởng:

- Lập dự toán cơ bản theo hợp đồng thiết kế.

- Thiết kế tổng mặt bằng công trình bám sát theo sơ đồ công nghệ áp dụng.

- Sơ đồ thiết kế tổng mặt bằng công trình và bản vẽ phối cảnh tổng thể.

- Triển khai thiết lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật: Kết cấu công trình, sơ đồ thi công điện, nước, công nghệ, đường và kỹ thuật khác được áp dụng…

- Bàn giao hồ sơ thiết kế nhà xưởng công nghiệp, bản vẽ công trình cho chủ đầu tư.

Tiêu chí quan trọng trong hồ sơ thiết kế nhà xưởng:

- Thiết kế tổng mặt bằng công trình phải phù hợp với sơ đồ công nghệ hiện tại và đáp ứng tốt các kế họach mở rộng sản xuất sau này nhằm tránh trường hợp khi chủ đầu tư muốn mở rộng phải đập bỏ đi và xây các công trình phụ trợ mở rộng khác.

- Lựa chọn vật tư thiết bị phù hợp với các mục đích sản xuất khác nhau.

- Luôn đưa ra nhiều bản vẽ và giải pháp thiết kế khác nhau để lựa chọn 1 hồ sơ thiết kế nhà xưởng hiệu quả nhất về kinh tế, công năng sử dụng và chất lượng công trình.
Bài viết khác cùng Box