Thế giới ngày càng “phẳng” hơn. Teen mình đi du lịch nước ngoài nhiều nhiều, bạn bè ở khắp năm châu, chat chit xuyên biên giới cùng lúc với những người bạn cả ở Nhật lẫn ở Anh.

Vậy hãy thử xem, bạn đã đủ tiêu chuẩn nhận hộ chiếu “công dân thế giới” hay chưa?
“Và trong khi việc ở trong “vùng an toàn” của bạn là dễ nhất, thì bạn không để ý thấy rằng mình đang tụt hậu so với mọi người và rất có thể nhiều chuyện bạn bè hay TV hay báo chí nói đến thì bạn… không hiểu…”.
1. Bạn có bao nhiêu người bạn là người nước ngoài?
a. Một hay hai gì đó.
b. Chẳng có ai cả.
c. Ít nhất phải vài “tên”, đấy là mới kể những “friends” mà tớ hay liên lạc đấy.
2. Ngoài tiếng Việt, bạn còn nói được mấy ngoại ngữ nữa?
a. Hơi bị xí hổ, nhưng mà… hầu như không nói được thêm ngoại ngữ nào đâu (tiếng Anh học ở trường, tớ cũng chỉ bập bẹ thôi, không dám nhận là “nói được”).
b. Một ngoại ngữ được học ở trường, và ít nhất một ngoại ngữ nữa tớ đang tự học (đi học thêm, tự học ở nhà…). Nói chung trình độ cũng “ngon lành” lắm.
c. Một thôi, là ngoại ngữ được học ở trường. Cũng vừa đủ để tớ đi du lịch thì… không bị lạc đường.
3. Bạn nghĩ thế nào về việc đi du lịch nước ngoài?
a. Thôi thôi, tớ chỉ thích ở nhà.
b. Hay đấy chứ, tớ sẽ tha hồ mà chụp ảnh. Nhưng tốt nhất là đi theo đoàn để có hướng dẫn viên cho chắc ăn.
c. Quá thích luôn! Tớ chăm chăm bỏ ống heo chỉ để có xiền vi vu hết nơi này đến nơi khác đấy.
4. Bạn có bao giờ đọc tin tức (bất kỳ loại tin tức gì) từ các nguồn tin nước ngoài?
a. Cũng đôi khi, nhưng đọc tin tiếng Việt thì dễ hơn chứ.
b. Không. Tin tức gì, thỉnh thoảng xem trên TV đã đủ lắm rồi.
c. Hầu như ngày nào cũng đọc.
5. Bạn có quan tâm đến vấn đề gì mang tính quốc tế/toàn cầu không?
a. Có, chẳng hạn như phong trào greenager chẳng hạn.
b. Nhiều chứ. Môi trường này, nhân quyền này, bình đẳng sắc tộc này…
c. Không. Những vấn đề hàng ngày của chính tớ còn chưa lo xong đây này.
6. Bạn có biết nhiều về các nước trên thế giới không?
a. Ít nhất là nhiều hơn những gì được học ở trường.
b. Không nhiều lắm.
c. Tớ thích tìm hiểu về thế giới cực. Tớ đọc đủ thứ về các nước trên thế giới, hầu như bất kỳ thứ gì tớ vớ được.
7. Khi bạn đọc về cơn bão Nargis hay trận động đất ở Tứ Xuyên, chúng đã ảnh hưởng đến bạn thế nào?
a. Tớ rất buồn, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào để giúp đỡ, vì một mình tớ thì ăn thua gì.
b. Tớ đã mổ heo đất để đem đi quyên góp ở địa phương và còn dùng credit card quyên góp online, tớ nghĩ mỗi người đều có thể tạo nên một sự khác biệt, dù nhỏ bé.
c. Sao lại ảnh hưởng đến tớ? Bão với động đất ở nước khác cơ mà?
*Chấm điểm nè bạn:
Câu

a

b

c
1

2

1

3
2

1

3

2
3

1

2

3
4

2

1

3
5

2

3

1
6

2

1

3
7

2

3

1
*Xem bạn đủ tiêu chuẩn “nhận hộ chiếu” chưa nào?
Với 7-11đ: Xin lỗi nhé, bạn chưa đạt yêu cầu để được cấp hộ chiếu “công dân thế giới”. Bởi vì khi nói đến những gì đang xảy ra ở phạm vi toàn cầu, bạn cực kỳ… hồn nhiên theo kiểu… không quan tâm. Có lẽ bạn còn quá bận rộn với việc suy nghĩ đến những gì xảy ra mà phải có ảnh hưởng lập tức và trực tiếp đến mình. Cũng có thể bạn được bố mẹ bao bọc trong một cái kén sung sướng, nên với bạn, cứ “không biết gì” thế này lại hay.
Và trong khi việc ở trong “vùng an toàn” của bạn là dễ nhất, thì bạn không để ý thấy rằng mình đang tụt hậu so với mọi người và rất có thể nhiều chuyện bạn bè hay TV hay báo chí nói đến thì bạn… không hiểu.
Tất cả mọi việc và tất cả mọi người đều có tính toàn cầu ngày càng cao. Và bạn cần phải theo kịp, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Với 12-16đ: Bạn được cấp hộ chiếu “công dân thế giới”, hạng B: Bất kỳ khi nào có thể, bạn cũng đều cố gắng chú ý tới những gì xảy ra trên thế giới. Bạn thực sự có hứng thú với những con người ở những vùng đất khác nhau, xa lạ, khác biệt và thú vị.
Bạn cố gắng học hỏi, du lịch, tìm hiểu. Thực sự trở thành một phần của thế giới là điều quan trọng đối với bạn, và bạn luôn cố nhìn nhận mọi việc theo hướng “quốc tế hoá” hơn.
Với 17-21đ: Bạn được cấp hộ chiếu hạng A, vì bạn là một công dân thế giới hiện đại và kiểu mẫu. Bạn quan tâm sâu sắc đến hành tinh này, và bạn đang đóng góp tất cả những gì mình có thể để giúp đỡ. Bạn cảm thấy sự bất công trên thế giới hay những vấn đề nam nữ bình quyền cũng là những vấn đề liên quan đến mình, và bạn đấu tranh ngay khi có thể để “lập lại trật tự”.
Bạn cảm thấy rằng nền văn hoá nào, ở đất nước nào cũng có rất nhiều điều đáng học và bạn đang cố gắng để biết được càng nhiều càng tốt, đi đến được càng nhiều nơi càng tốt.
Bạn thán phục những điều khác biệt được tạo nên trên thế giới, dù điều đó mới chỉ ở một nơi, do một số ít cá nhân thực hiện. Đối với bạn, mỗi người đều cần phải đóng góp phần của mình để làm cho thế giới, trong đó có chính đất nước của bạn, trở nên tốt đẹp hơn.
Bài viết khác cùng Box