Dịch cabin là loại hình mà người phiên dịch thường ngồi trong một cabin cách âm, nghe người nói bằng tai nghe và dịch vào microphone, người phiên dịch phải dịch song song ngay sang ngôn ngữ đích trong khi ngưới phát biểu đang nói. Loại hình này phù hợp với các hội nghị, hội thảo, sự kiện lớn của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ. Dịch “cabin” được coi là khó nhất trong các loại hình phiên dịch vì người dịch phải nói song song với diễn giả, người ta nói đến đâu thì mình cũng phải dịch đến đó. Quỳnh Chi - làm phiên dịch trong lĩnh vực lao động, mô tả công việc của mình: “Não luôn phải chia làm hai phần, một phần tiếng Anh một phần tiếng Việt”. Theo như một nhà phiên dịch tiếng Nhật cabin chuyên nghiệp: "Có thể nói tiếng Nhật là một ngôn ngữ chậm, nhưng khi nói người Nhật nói khá nhanh, vả lại còn có tiếng địa phương xen lẫn nên khó có thể dịch đủ ý theo cách nghe hết câu thứ nhất mới vừa dịch, vừa nhớ câu thứ hai."

Bí quyết của anh là “phải nắm chắc và sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các cấu trúc câu (nhất là trong tiếng Anh). Dịch “cabin” thực sự là một công việc đầy sức ép và sự căng thẳng. Nhiều người cho biết đầu mình khi ngồi “cabin” không khác gì một lò than”. Nếu muốn trở thành phiên dịch giỏi, am hiểu về lĩnh vực mình dịch là điều rất quan trọng nếu không nói là bắt buộc. Tăng cường tìm hiểu chuyên sâu về ngôn ngữ chuyên ngành, nắm chắc để mỗi khi cần dịch thì sẵn sàng dịch ngay, không phải e ngại về kiến thức chuyên ngành.
Lương cao nhưng không “dễ chơi”
Người phiên dịch cabin được trả khá cao (250USD/ngày), nhưng cũng là tương xứng với lao động bỏ ra. Không phải cứ giỏi ngoại ngữ là ngay lập tức trở thành một phiên dịch cabin. Quỳnh Chi kể lại: "để có được ngày hôm nay, khi còn là sinh viên ngày nào Chi cũng lấy video hội thảo, hội nghị ra sau đó đeo tai nghe vào và dịch. Có ngày luyện dịch liên tiếp 6 tiếng đồng hồ, tai sưng cả lên. "
Thời gian đầu tư để trở thành một nhà phiên dịch cabin gọi là "cứng" từ 3 năm đến 5 năm, thậm chí là chục năm. Tuy khắc nghiệt là vậy nhưng tuổi đời của ngành lại khá thấp, nghỉ hưu khá sớm.
Áp lực với người dịch cabin rất lớn. Có nhiều trường hợp người ta dừng hội thảo lại để đưa ra lỗi của phiên dịch ngay lúc đó. Một người bạn kể lại: có lần khi đang trong cabin dịch có một chuyên gia đứng lên “chỉnh” ngay làm anh cảm thấy hơi căng thẳng. Nhưng phải lấy lại bình tĩnh ngay để tiếp tục dịch.
Dịch cabin nếu không có kiến thức thật vững chắc, không có trái tim cứng rắn thì khó mà thành công được.
Bài viết khác cùng Box