Cách phòng và trị bệnh viêm loét dạ dày

Khi mà đời sống của chúng ta ngày càng có nhiều mối nguy hại từ ăn uống, dịnh vụ sinh hoạt như thực phẩm giả, chứa chất độc hại, rượu chè, thuốc lá, cà phê... thì việc bảo vệ chiếc dạ dày ngày càng trở nên quan trọng hơn. Học cách xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn từng loại thức ăn phù hợp, đàm bảo dạ dày luôn được khỏe mạnh, ngăn ngừa đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng và một số bệnh khác để cơ thể luôn được cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào từ các cơ quan tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng. Dưới đây là cách để chúng ta phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày mời các bạn cùng tham khảo.
1. Giảm yếu tố gây loét.

- Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin.

- Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá tràng.

2. Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.

- Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.

- Dùng thuốc kích thích sản xuất chất nhầy (mucin) hoặc các phương pháp kích thích sự tái tạo niêm mạc bằng Laser cường độ thấp – Heli – Neon.

3. Diệt trừ Helicobacter pylori.

- Dùng các kháng sinh và các chất diệt khuẩn như Bismuth.

Ngoài việc uống thuốc điều trị duy trì, đối với các bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị:

4. Nguyên tắc chung:

Bệnh nhân cần tránh ăn các thức ăn dễ kích thích vì chúng dễ gây đau, viêm dạ dày, khiến tình trạng loét dạ dày trầm trọng hơn như:

- Rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua: hoa quả, dấm...

- Không hút thuốc lá, thuốc lào.

5. Ăn chế độ riêng:

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và các biến chứng kèm theo.

+ Đối với bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hoá, đang đợt đau:

- Bệnh nhân cần nằm tại chỗ, tránh đi lại và tránh thay đổi tư thế đột ngột.

- Ăn các thức ăn lỏng (sữa, nước cháo) chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.

+ Ngoài đợt sau:

- Ăn chậm, nhai kỹ.

- Buổi tối nên ăn một miếng bánh ngọt hoặc uống một cốc sữa nhỏ, không nên để dạ dày rỗng, đói.

- Không cần thiết phải ăn cơm nếp như trước đây.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cần chú ý: Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.

Bệnh nhân cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả!