Thoát vị đĩa đệm là một bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh vì thế vấn đề điều trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên có thể tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm nếu điều trị không tích cực hoặc khi người bệnh không có ý thức giữ tư thế đúng của cột sống trong lao động và sinh hoạt.

Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa (phẫu thuật). Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể chữa khỏi đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm.

tai-phat-benh-thoat-vi-dia-dem2
có thể tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm nếu điều trị không tích cực hoặc khi người bệnh không có ý thức giữ tư thế đúng của cột sống
Có đến 60%-80% bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm có khả năng phục hồi tốt bằng điều trị bảo tồn nội khoa và phục hồi chức năng. Tuy nhiên, nếu sau quá trình điều trị nội khoa và phục hồi chức năng tích cực không có hiệu quả trong 1-3 tháng, phẫu thuật sẽ được đặt ra.

Nếu sau phẫu thuật, người bệnh không có chế độ tập luyện cơ vùng thoát vị, không có ý thức giữ tư thế đúng thì rất dễ bị đau tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm.

Kết quả phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ thoát vị đĩa đệm, tình trạng bệnh chung và tiến trình cuộc mổ. Các biến chứng sau mổ có thể gặp là nhiễm khuẩn sau mổ, yếu cơ vùng cột sống thắt lưng…

tai-phat-benh-thoat-vi-dia-dem
Nếu sau phẫu thuật, người bệnh không có chế độ tập luyện cơ vùng thoát vị, không có ý thức giữ tư thế đúng thì rất dễ bị đau tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, các biến chứng này sẽ được hạn chế tối đa khi tiến hành phẫu thuật ở các cơ sở y tế tin cậy. Nếu đang điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên đeo đai lưng khi ra khỏi giường, cho dù có làm việc hay không đều phải tăng cường bảo vệ lưng, tránh cho lưng bị tổn thương, thời gian đeo đai lưng không được vượt quá 3 tháng để phòng cơ lưng bị teo.

Người làm việc chân tay nên tăng cường ý thức bảo vệ lưng, thay đổi phương thức làm việc, tránh làm những công việc ảnh hưởng nặng gây áp lực cho vùng lưng, nên đổi sang công việc nhẹ nhàng hơn.

tai-phat-benh-thoat-vi-dia-dem3
Người làm việc chân tay nên tăng cường ý thức bảo vệ lưng, thay đổi phương thức làm việc
Bên cạnh đó, việc phục hồi chức năng, điều trị nội khoa (thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc bổ thần kinh…), chế độ làm việc sinh hoạt, làm việc hợp lý, tư thế đi lại đúng cách sau khi điều trị đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và cải thiện tốt tình trạng của người bệnh, tránh tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, chị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email: contact@thucuchospital.vn

Liên hệ khám chữa bệnh: 04. 383. 55555 hoặc 1900 558896

Hotline: 0904 97 0909

Website: http://coxuongkhop.info