Gout là một bệnh khớp vi tinh thể, nguyên nhân do acid uric máu tăng và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp. Ngoài lắng đọng ở màng hoạt dịch, acid uric còn có thể xuất hiện ở các cơ quan khác như thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống người bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói về gout và cách phòng tránh căn bệnh này.

Bệnh gout tiến triển trong 10-20 năm với nhiều biểu hiện xuất hiện ở người bệnh. Bệnh hầu như luôn biểu hiện cấp tính, xảy ra một cách đột ngột thường là vào lúc nửa đêm. Các triệu chứng thường gặp là đau khớp dữ dội, có các cục u đường kính từ vài mm đến vài cm, thường xuất hiện ở khớp ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, sụn vành tai,… của người bệnh. Đôi khi chỗ da bọc khối u bị loét và chảy nước vàng.

benh-gout-va-cach-phong-tranh
Gout là một bệnh khớp vi tinh thể, nguyên nhân do acid uric máu tăng và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp.
Khi bệnh bước sang giai đoạn nặng hơn có thể xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như viêm khớp cấp, sỏi thận, suy thận, bệnh tim mạch… Khi đó quá trình chữa bệnh càng trở nên khó khăn hơn.

Bệnh gout dễ xảy ra ở những người có nồng độ acid uric tăng trong máu. Một trong những lý do ảnh hưởng đến nồng độ acid uric nhiều nhất là người bệnh ăn nhiều chất đạm động vật, các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật cùng với uống nhiều bia rượu. Càng sử dụng nhiều thực phẩm trên, bệnh gout càng nghiêm trọng.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gout:

- Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống kiêng, hạn chế những loại thực phẩm nhiều đạm, các chất kích thích (bia, rượu, cà phê…) có khả năng làm tăng nhanh lượng acid uric máu. Uống nhiều nước mỗi ngày (từ 2-3 lít/ngày) kèm theo nên ăn thêm các loại quả, canh, rau... là một trong những cách hạn chế bệnh.

benh-gout-va-cach-phong-tranh
Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống kiêng, hạn chế những loại thực phẩm nhiều đạm, các chất kích thích.
- Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các thực phẩm như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi...), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo)... bởi các loại thực phẩm này có thể khiến bệnh tăng nặng. Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc…

- Trong các loại thịt nên chọn gà, vịt và cá. Lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 15g. Loại thực phẩm này cũng tốt đối với những người béo hay có bệnh tim mạch vì chứa ít cholesterol.

- Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua là các thực phẩm tốt cho việc phòng và chữa bệnh gout.

- Các loại ngũ cốc cũng tốt cho người bị bệnh gout.

- Người bệnh cần vận động thường xuyên nhưng tránh vận động quá sức. Người đang bị viêm, sưng khớp không luyện tập, lao động quá nhiều, tránh mang vác nặng ảnh hưởng đến khớp.

- Bệnh nhân gout cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như tránh lạnh, chấn thương (tai nạn, va đập), stress... Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin,… người bệnh cũng không nên sử dụng.

benh-gout-va-cach-phong-tranh
Bệnh nhân gout cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất như tránh lạnh, chấn thương (tai nạn, va đập), stress...
- Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay với nước ấm từ 20-30 phút có thể giúp cơ thể thư giãn, hạn chế được các cơn đau cấp tính do bệnh gây ra, từ đó làm hạn chế biến dạng khớp.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email: contact@thucuchospital.vn

Liên hệ khám chữa bệnh: 04. 383. 55555 hoặc 1900 558896

Hotline: 0904 97 0909

Website: http://coxuongkhop.info