CÂY NHỌ NỒI CHỮA CHẢY MÁU CAM HIỆU QUẢ

• Đặc tính: Cây nhọ nồi có tên khoa học là Felipta Prostrata, họ lúa, ưa ẩm, ánh sáng, nhưng cũng chịu được bóng râm. Cây mọc thẳng, có nhiều cành, thân có lông cứng cao 30 – 40cm, có khi tới 80cm. Lá mọc đối, có lông ở hai mặt. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở ngọn cành hoặc kẽ lá. Hoa quả ra liên tục trong năm. Cây nhọ nồi có chứa alkaloid ecliptin, flavonosid, tamin và chất đắng. Nước sắc cỏ mực khô (cỏ nhọ nồi) làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần, làm nén thành tử cung khi chảy máu. Dùng cỏ mực tươi giã nát vắt lấy nước cho trẻ em sốt cao uống, bã đắp vào lòng bàn tay, bàn chân sẽ hạ nhiệt nhanh.
• Công dụng:
1. Cấp cứu các trường hợp cach chua chay mau cam cho tre:
Dùng 50 – 100g cây nhọ nồi tươi rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, vắt nước cho uống, bã nhét vào mũi người chảy máu cam hoặc đắp lên vết thương băng lại. Người băng huyết mỗi ngày uống nước cỏ mực 2 lần. Uống liên tục đến khi ngừng chảy máu.
2. Chữa đi tiểu ra máu:
- Nhọ nồi tươi: 100g
- Mã đề tươi: 100g
Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt nước cho uống. Bã cho thêm khoảng 300ml đun tới khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp rót ra uống trong ngày.
3. Chữa các trường hợp xuất huyết nội tạng:
- Nhọ nồi: 15g
- Lá trắc bách: 15g
Tất cả sắc với 3 bát nước đun đến khi còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp rót ra chia làm 3 lần uống trong ngày.