Ai cũng muốn con mình khỏe mạnh. Vì thế mà trong thời kì mang thai, các bà bầu thương hay chăm sóc con một cách đặc biệt. Một câu hỏi đặc ra là bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu rất được các bà mẹ quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Khi mang thai, ắt hẳn bà mẹ nào cũng lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình cũng như của thai phụ. Vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó chính là chế độ dinh dưỡng. Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu ? đây là câu hỏi mà nhiều bà mẹ đang mang thai thắc mắc.
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu là cực kì quan trọng. Ở giai đoạn này, thai phụ thường có hiện tượng ốm nghén và là giai đoạn dễ xảy thai nhất. Vì thế mà các gia đình có vợ mang thai nên cùng nhau gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, hỏi đáp về chế độ dinh dưỡng để có thể biết được ta nên và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai .
Khi bước vào giai đoạn đầu mang thai, thai nhi chưa cần nhiều năng lượng cũng như dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên, các bà mẹ trong thời kì này thường hay mắc chứng thèm ăn, thèm nhiều món hoặc chỉ duy nhất một món nào đó. Lời khuyên của các bác sĩ dinh dưỡng đó là các bà mẹ nên kiềm chế cơn thèm và phải biết được những món ăn nào tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn con, giúp bé phát triển tốt nhất.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kì

Cần phải bổ sung thực phẩm xanh trong giai đoạn này. Bên cạnh đó là bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)
Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ nên tăng từ 0,9 kg đến 2,3 kg. Nếu thai phụ bị mắc bệnh béo phì thì không nên tâng cân. Các bà mẹ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.
Sau 3 tháng đầu thai kỳ thì tình trạng buồn nôn giảm dần và thai phụ bắt đầu ăn ngon miệng hơn, đây được xem là giai đoạn tăng tốc phát triển cho bào thai vì nhu cầu dinh dưỡng cho thai phi cao hơn. Do đó cơ thể mẹ cần nạp thêm năng lượng cho cơ thể.
Sau đây là các chất cần bổ sung cho cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu tiên

Bà bầu nên ăn nhiều chất đạm (protein) trong 3 tháng đầu

Protein có tác tác dụng góp phần vào sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là tế bào não. Ngoài ra, protein còn giúp tuyến vú và cổ tử cung phải triển xuyên suốt thai kì, hỗ trợ cho quá trình sinh đẻ. Protein có nhiều trong thịt, cá , trứng, sữa và các loại đậu. các bà mẹ nên ăn khoảng 50 - 100 gram thịt cá tùy loại, 100 - 180 gram đậu đỗ, hoặc 1 - 2 ly sữa mỗi ngày.

Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm có chất sắt:

Sắt giúp cơ thể tránh được tình trạng tăng hạ huyết áp đột ngột, hoa mắt chống mặt, giúp máu lưu thông tốt. Chất sắt thường có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt. Thai phụ cần bổ sung ít nhất 15 gram sắt mỗi ngày.

Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi
Canxi giúp quá trình hình thành khung xương của bé diễn ra tốt hơn, các mô tế bào thần kinh của thai nhi cũng được phát triển. Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ canxi cho bà mẹ sẽ giúp tránh bị vọp bẽ. Canxi có nhiều trong tôm, cua, sữa và đậu nành.

Bà bầu nên bổ sung vitamin B9 trong 3 tháng đầu

Acid folic (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Vitamin D sẽ chuyển hóa các chất dinh dưỡng có canxi nhanh hơn, giúp cơ thể tạo ra canxi. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày, nắng từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng là phơi hợp lí nhất, nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể. chua nguc nhu the nao