Nếu bé bị hiện tượng này thường xuyên và kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chăm sóc. Vì nếu để lâu, dễ khiến bé bị vấn đề về viêm xoang, viêm phế quản…

Cách giúp trẻ sơ sinh không bị ngạt mũi khó thở khò khè về đêm?

Trẻ sơ sinh bị khò khè về đêm khiến bé khó thở, khó ngủ rất tội nghiệp. Triệu chứng khò khè có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, ở các bé có bất thường cấu trúc đường hô hấp. Phổ biến nhất là tình trạng mềm sụn thanh quản (sụn đỡ thanh quản chưa phát triển hoàn chỉnh), dẫn đến thanh quản bị hẹp ở thì thở ra, gây khò khè.

Cha mẹ nên lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh tốt để giúp trẻ sơ sinh hạn chế tình trạng trên như sau:

- Nhỏ nước muối sinh lý vào trong lỗ mũi của bé. Chú ý nhỏ từ từ, cẩn thận. Đồng thời mẹ nên massage nhẹ nhàng bên mũi của bé.

- Vệ sinh mũi, hút mũi cho bé. (Có thể bằng máy hút mũi dành cho bé hoặc có người vẫn dùng miệng để hút cho bé).

- Nếu trời lạnh, cha mẹ cần giữ ấm cho bé tốt, nhất là ở phần ngực, cổ.

- Không tắm lâu cho trẻ. Cần tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa hè để tránh tình trạng trên.

- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi không được dùng bất cứ loại thuốc nào. Nếu có vấn đề gì phải đưa bé đến bệnh viện ngay.

Cùng với đó, các mẹ cần tăng cường cho con bú sữa mẹ để tăng đề kháng, chống lại được những bệnh lặt vặt nhưng ảnh hưởng xấu như trên.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, khó thở, khò khè:


- Các bé có thể bị hiện tượng này do dị ứng. Nếu vì lý do này thường trong 2-3 ngày là khỏi.

- Bé bị nghẹt mũi do viêm xoang, trào ngược axit, nhiễm khuẩn thứ cấp… làm cho dịch mũi đổi màu. Lý do này có thể khiến bé bị khò khè, nghẹt mũi đếnn 2 tuần.