mủ trôm|

Trong số các loại trái cây phổ biến trong mùa hè, chắc hẳn mẹ không thể quên quả chôm chôm, vị ngọt tự nhiên và tươi mát của chôm chôm khiến mẹ rất khó chối từ, nhưng ăn loại quả này trong thai kỳ liệu có an toàn cho thai nhi? Câu trả lời cho mẹ là rất an toàn vậy nên mẹ không cần kiêng cữ món này đâu nhé!

Chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ, rất giàu vitamin C, phốt pho, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt...mẹ sẽ bất ngờ vì các lợi ích mà chôm chôm mang lại.

Có nên ăn chôm chôm khi mang thai?
Ảnh: internet.

Lợi ích của chôm chôm với mẹ bầu:

Các mẹ bầu được khuyến khích nên ăn chôm chôm vì loại quả tươi ngon này có thể giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn và chóng mặt thường gặp trong thai kỳ.

Trong quả chôm chôm còn có chất sắt - là dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai, vì hàm lượng sắt có thể kiểm soát được nồng độ oxy trong cơ thể và có thể ngăn ngừa triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt do thiếu máu.

Ăn chôm chôm khi mang thai có thể ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh thường tấn công các mẹ bầu như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm và cảm lạnh.

Ngoài ra, chôm chôm có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa để tránh rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết. Trong khi đó, vitamin E có trong chôm chôm có thể ngăn ngừa lão hóa và xỉn màu da.

Bên cạnh đó, chôm chôm cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp khi mang thai, giảm cholesterol, hỗ trợ lưu thông máu để giảm tình trạng sưng phù cơ thể mẹ dễ mắc phải vào cuối thai kỳ.

Với những lợi ích kể trên, chắc hẳn mẹ sẽ an tâm hơn và không cần phải kiềm chế cơn thèm của mình rồi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần kiểm soát lượng tiêu thụ của mình, chôm chôm tuy rất có lợi nhưng mẹ chỉ nên ăn với một lượng vừa phải mỗi ngày để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Bài viết khác cùng Box