Khoảng 90% trường hợp thoát vị là THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG xảy ra ở L4-L5 hoặc L5-S1. Thoát vị tại những vị trí này sẽ gây ra các cơn đau mất chi phối cảm giác kiểu đuôi ngựa. Nếu thoát vị ép vào rễ của thần kinh toạ có thể gây đau dọc mặt sau của chân, ta gọi là đau thần kinh toạ.
Rách bao xơ khiến thoát vị do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là tư thế lao động. Vì vậy, luôn chú ý thẳng lưng, không cúi người đột ngột để nhặt hay bê đồ vật.
Thoái hóa vùng cột sống thắt lưng xuất hiện sớm hơn các đoạn khác của cột sống và nguyên nhân quan trọng là do hư đĩa đệm cột sống. Các mức độ BENH THOAT VI DIA DEM gồm:
> Mức độ sớm khi đĩa đệm bị căng phồng nhiều, mỗi khi thực hiện những động tác mạnh đột ngột và trái tư thế, thắt lưng lại bị đau.
> Mức độ trung bình gây đau thắt lưng mạn tính, trên phim X quang thấy chiều cao đĩa đệm giảm và chụp cản quang địa đệm thấy biến dạng và nứt.
> Mức độ nặng: thoát vị đĩa đệm thắt lưng khi khối thoát vị đã tràn ra ngoài, chèn ép các bộ phận của cột sống. Có dấu hiệu đau thắt lưng hông, co cứng cơ cạnh cột sống, đau thần kinh tọa, teo cơ và loạn cảm chi dưới.
Với các bệnh lý xương khớp nhất là thoái hóa khớp, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm thắt lưng… việc điều trị nên bắt đầu từ gốc là bảo tồn cột sống, gồm điều trị tấn công, điều trị duy trì và điều trị củng cố. Trong đó, điều trị tấn công thường trong giai đoạn đầu nhằm cắt nhanh các triệu chứng như đau, viêm, sưng; điều trị duy trì nhằm ổn định bệnh, giúp bệnh thuyên giảm hoặc không tiến triển; điều trị củng cố nhằm duy trì, hồi phục chức năng của các cơ quan xương khớp bị tổn thương. Nếu điều trị tấn công nhắm vào giải quyết nhanh các triệu chứng thì điều trị duy trì và củng cố nhắm vào nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa trị bệnh từ gốc.
Trường hợp đau cấp và đau nhiều nằm nghỉ trên giường từ một hoặc hai ngày, trở lại hoạt động nếu có thể để tránh teo cơ và yếu cơ lưng. Khi có thoát vị đĩa đệm thắt lưng cùng với biểu hiện yếu hoặc liệt tay chân hay có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện thì cần phẫu thuật sớm.