Điểm danh các loại trà có công dụng chữa bệnh mất ngủ





Người mắc bệnh mất ngủ có thể không lưu ý, những thức ăn, đồ uống hàng ngày lại chính là “thủ phạm” làm cho chúng ta mất ngủ. Hãy tham khảo các loại trà sau nhé!

Trà lá tre chữabệnh mất ngủ

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trả lời: Nếu không may lâm vào tình trạng mất ngủ, ban đầu hoặc ngay cả khi đã dùng khá nhiều chủng loại thuốc an thần trấn tĩnh của y học hiện đại mà hiệu quả còn hạn chế, thì ngoài các loại trà an thần có tiếng như trà tâm sen, trà lá vông, trà lạc tiên... bạn có thể sử dụng bài trà lá tre.
Vị thuốc gồm: Lá tre tươi 30, đăng tâm thảo 5g. Hai thứ cho vào bình kín, hãm với nước sôi, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh tâm giáng hoả, trừ phiền lợi niệu, an thần, thường dùng cho những người bị mất ngủ do mắc các bệnh có sốt cao khiến cho tâm âm bất túc, môi khô miệng khát, tâm thần bất định, mê sảng bồn chồn không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ...

Trà thảo mộc
Trà làm từ các loại thảo mộc như cúc, oải hương và cây nữ lang (valerian) cũng rất hiệu quả trong việc tìm kiếm giấc ngủ. Cần lưu ý pha trà chỉ với phân nửa lượng nước bạn hay dùng, vì việc uống nhiều nước có thể khiến bạn phải thức dậy giữa đêm để giải quyết, dù có đang buồn ngủ thế nào. Nếu bạn đang dùng thuốc trị mất ngủ theo toa bác sĩ, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thảo dược nào, vì chúng có thể phản ứng với loại thuốc bạn đang dùng.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc rất hữu hiệu trong việc điều trị mất ngủ, bệnh trầm cảm và giúp bạn dễ dàng lấy lại bình tĩnh sau thời gian căng thẳng. Bên cạnh đó, loại trà này còn có công dụng chống viêm và giảm đau hữu hiệu. Khi bị đau bụng do kinh nguyệt, bạn cũng có thể sử dụng loại trà này như một loại thuốc làm giảm đau mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Trà tâm sen
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đây là loại trà có thể chữa bệnh huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Cách dùng như sau: Tâm sen 3g cho vào cốc, đổ nước sôi ngâm 5 – 10 phút. Ngày uống 1 – 2 lần.
Một số loại trà chữa bệnh khác
Trà sâm
Ngoài vị ngon miệng, trà sâm còn là một vị thuốc phổ biến trong khu vực châu Á vì tác dụng của chúng rất tốt cho sức khỏe con người: cung cấp năng lượng, chống ung thư, hỗ trợ khả năng tình dục và rất tốt cho hệ miễn dịch.

Trà xanh
Chất chống oxy hóa cực mạnh trong trà xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng làm đẹp, chống lão hóa cho chúng ta. Bên cạnh đó, trà xanh cũng rất tốt cho hệ miễn dịch giúp bạn tránh tăng cân và giảm cân điều độ nếu uống trà xanh thường xuyên.

Trà gừng
Gừng là loại thảo dược khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không chỉ được sử dụng trong các bữa ăn, gừng còn được chế biến thành loại trà uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Cũng như loại trà bạc hà, trà gừng có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm chứng ợ hơi, ợ nóng và đặc biệt có công dụng chữa bệnh đau bụng.
Trà gừng cũng là loại trà thảo dược được khuyến khích sử dụng cho những bà bầu trong thời gian ốm nghén để giảm nôn ói và ợ nóng.

Trà bồ công anh
Trà bồ công anh có tác dụng tốt cho sức khỏe hơn nhiều người vẫn nghĩ. Trên thực tế, hoa bồ công anh rất giàu canxi và kali. Nó rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Nếu bạn đã trót ăn một bữa thật no nê, hãy thưởng thức ngay một ly trà này.

Trà bạc hà
Trong danh sách những loại trà tốt cho sức khỏe và có công dụng chữa bệnh không thể thiếu trà bạc hà. Trà bạc hà đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu hóa, chống triệu chứng đầy hơi và khó tiêu. Loại trà này cũng giảm chứng nôn ói và ợ nóng cho bà bầu giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Bạn nên sử dụng loại trà này thường xuyên để có sức khỏe tốt.

Trà chanh
Nếu loại trà xanh có công dụng giúp bạn giảm cân thì trà chanh lại tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích bạn ăn ngon miệng hơn. Nếu bạn đang muốn tăng cân, hãy sử dụng loại trà này mỗi ngày. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong trà chanh cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Trà giấm
Cách làm: Lấy 5g lá chè xanh rửa sạch, sau đó cho vào hãm cùng 1ml giấm ăn khoảng 5 phút, uống nóng sau bữa ăn.
Công dụng: điều hòa dạ dày, tránh gây ợ chua khó chịu, trị kiết lị, máu đóng cục, đau răng, và có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Trà đường
Cách làm: Lấy 2g lá chè xanh, 10g đường đỏ hãm ấm trà khoảng 5 phút, uống sau bữa ăn.
Công dụng: Bổ khí, trị tiêu hóa kém, khó đại tiện, lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Trà muối
Cách làm: Lấy 3g lá chè tươi( hoặc lá trà khô), 1g muối ăn hãm trong nước sôi khoảng 7 phút, uống sau mỗi bữa ăn.
Công dụng: Tiêu viêm, sáng mắt, thanh nhiệt, tốt cho cổ họng, trị ho nhẹ, vết thương nhiễm trùng,
Nên thường xuyên uống loại trà này về mùa hè để đề phòng chứng rối loạn điện giải vì mất nước do ra mồ hôi quá nhiều. Những đối tượng như dân văn phòng, người huyết áp cao, ít ra mồ hôi nên hạn chế dùng loại trà thuốc này.

Trà mật ong
Cách làm: Lấy 3g lá chè, 5ml mật ong cho vào nước nóng hãm khoảng 5 phút, uống nóng ngay sau bữa ăn.
Công dụng: Giải nhiệt, dưỡng huyết, nhuận phổi lợi thận, trị chứng suy nhược thần kinh, suy giảm chức năng dạ dày, viêm lợi, viêm chân răng.

Trà sữa
Cách làm: Sau khi hãm ấm trà nóng, cho thêm chút sữa tươi, tỷ lệ 2 trà, 1 sữa rồi uống nóng. Cho thêm chút đường trắng thì càng tốt.
Công dụng: bổ tỳ, lợi vị, mắt sáng, thích hợp cho những người có thể chất yếu, tiêu hóa không tốt, mắc các bệnh mãn tính khó chữa.

Trà táo đỏ
Cách làm: Cho 5g lá chè hãm cùng với khoảng 10 quả táo đỏ trong vòng 7 phút, uống nóng sau bữa ăn.
Công dụng: Bổ tỳ, lợi khí, trị chứng đi tiểu nhiều ban đêm, không có cảm giác thèm ăn, ăn kém, khó chịu trong người.

Trà vỏ quýt
Cách làm: Vỏ quýt thái lát mỏng phơi khô. Lấy 3-6g vỏ quýt khô, 5g lá trà xanh hãm nước nóng khoảng 20 phút, có thể uống khi nào tùy thích hoặc uống thay nước.
Trà tỏi
Cách làm: Lấy 1 củ tỏi giã nhuyễn, 60g trà hãm với nước sôi để uống cả ngày, uống liên tục trong 7 ngày liên tiếp sẽ thấy ngay hiệu quả.
Công dụng: Chữa bệnh ly amip mãn tính, sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc, long đờm, ho lâu ngày, đau rát cổ họng.

Trà hành
Cách làm: Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ và 2-3 nhánh hành tươi cho vào đun sôi, uống nóng.
Công dụng: Chữa cảm cúm hiệu quả. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Có tác dụng làm thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt và bổ ngũ tạng.

Trà sơn tra
Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.

Trà gạo
Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.