Phần 2: Cảnh báo về món trứng gà giả

Tuy vậy, cho dù sử dụng những nguyên liệu hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, sản phẩm làm ra không có vấn đề về tính an toàn, thì trứng gà giả như vậy vẫn được xem là phi pháp. Một trong những yêu cầu cơ bản trong sản xuất thực phẩm là việc truyền đạt thông tin sản phẩm phải đúng sự thật. Người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua trứng gà thật,



do đó người sản xuất phải cung cấp trứng gà thật, cho dù trứng gà giả được làm thơm ngon, dinh dưỡng hơn trứng gà thật, cũng không thể đem trứng gà giả ra bán như trứng gà thật được. Những thứ được sản xuất ra như vậy là những “sản phẩm na ná giống trứng gà”, khi được các ban ngành quản lý phê duyệt nó sẽ được tung ra thị trường với tư cách là thực phẩm mới, đồng thời được tuyên truyền đặc tính nổi trội của mình, thậm chí còn tốt hơn trứng gà.


Để bảo vệ sức khỏe của bạn. Tôi khuyên bạn nên tự nấu ăn tại nhà nếu có thời gian để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mời bạn xem hướng dẫn nấu 3 món ngon dễ làm tại là như món mực xào cần tỏi dễ mua dễ làm. Món cá chép om dưa phổ biến dễ ăn và món bò bít tết mang hương vị hơi bị tây tây. Cầu kỳ chút nhưng lạ miệng


Món cá chép om dưa ngon ngất ngây

Trên thực tế, ở nước ngoài có rất nhiều “sản phẩm thay thế trứng gà”, và đầy rẫy những công nghệ sản xuất độc quyền có liên quan đến nó. Những sản phẩm này cũng sử dụng loại keo thực phẩm như sodium alginate hay gelatin để sản xuất nhằm tạo cảm giác và tính chất như trứng gà thật, dùng protein thực vật để mô phỏng giá trị dinh dưỡng của protein trong trứng gà. Sản phẩm như vậy có thể dùng trong những thực phẩm như bánh ga-tô. Ưu điểm của chúng là tránh được hàm lượng cholesterol cao và chất gây dị ứng trong trứng gà, điều này rất có sức hấp dẫn với một bộ phận người tiêu dùng. Hơn nữa, đối với những người theo chế độ ăn chay không ăn trứng gà và không uống sữa bò, thì “sản phẩm thay thế trứng gà” này sẽ đem đến cơ hội ăn bánh ga-tô cho họ. Vì vậy, sản phẩm này được tiêu thụ rất nhiều tại thị trường các nước Âu-Mỹ. Chúng là hàng hóa hợp pháp, là “sản phẩm thay thế trứng gà” chứ không phải là “trứng gà giả”. Bởi chúng đáp ứng được những điều kiện: nguyên liệu và quy trình sản xuất đạt yêu cầu trong sản xuất thực phẩm; nói rõ cho người tiêu dùng biết thành phần của sản phẩm; quảng cáo đúng và họp pháp các công dụng của sản phẩm - tất cả những điều này đều được các ban ngành thực phẩm thông qua và cho phép sử dụng. Điểm mấu chốt ở đây là: Nó thông qua kỹ thuật chế biến thực phẩm đạt chuẩn và họp pháp, thay thế tác dụng của một vài chất dinh dưỡng và tính chất có trong trứng gà, không cần đến vỏ trứng, cũng không nhất định cần có lòng đỏ trứng, thậm chí bề ngoài hoàn toàn không “giống” trứng gà. Còn “Công nghệ chính” của trứng gà giả chỉ là nhằm vào sự “giống” về bề ngoài, hơn nữa còn giấu không cho khách hàng biết nó là thứ gì.

Nhà báo vào cuộc

Mặc dù điều mà nhà báo quan tâm nhất là làm thế nào để phân biệt trứng gà giả, nhưng tôi cho rằng không nên đẩy trách nhiệm phân biệt trứng gà thật và trứng gà giả sang người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng phổ thông có thể qua mắt thường hay “bí quyết” đơn giản mà phân biệt được đâu là trứng gà giả, thì có nghĩa trứng gà giả đó chưa được làm giống như thật. Kẻ làm trứng gà giả có kiến thức khoa học, lại vô lương tâm thì người tiêu dùng sẽ rất khó phân biệt được mánh khóe của chúng. Điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề là sự quản lý chặt chẽ của các ban ngành và những người thực thi pháp luật đối với nhà sản xuất và người kinh doanh. Trách nhiệm của cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm là tiến hành giám sát các thực phẩm đang lưu thông, dù hàng giả được làm ra tinh vi đến đâu cũng không qua mắt được sự kiểm soát nghiêm ngặt này. Với những loại sản phẩm như trứng gà giả, thì điểm mấu chốt không hẳn ở việc sản phẩm đó có tác hại như thế nào, mà phải tìm ra các biện pháp phòng chống, ngăn chặn phương thức sản xuất đem lại hậu quả nghiêm trọng ấy. Neu những người làm hàng giả ấy phải chịu án phạt nặng, như vậy sẽ răn đe được rất nhiều phần tử phạm pháp dám đùa giỡn với pháp luật. Với người tiêu dùng thì cần phải biết lựa chọn những sản phẩm họp pháp. Nếu người tiêu dùng chỉ vì cái lợi trước mắt mà mua trứng gà từ tay những kẻ buôn bán nhỏ không giấy phép, thì việc mua phải trứng gà giả là hậu quả mà họ phải gánh chịu. Neu nghi ngờ các điểm kinh doanh hợp pháp bán các loại trứng gà giả, thì cần khai báo ngay hoặc đề nghị kiểm tra
lại. Nếu đúng như vậy, cần xử phạt nghiêm khắc: Yêu cầu người bán hàng bồi thường gấp nhiều lần cho người tiêu dùng, đồng thời cần phạt nặng - vì đảm bảo hàng hóa có nguồn ngốc rõ ràng là trách nhiệm của nhà phân phối.