Diệp hạ châu (dân gian gọi là cây chó đẻ) có tên khoa học là Phyllanthus niruri, là một loại thảo mộc phổ biến ở nước ta (bờ ao, bờ ruộng, mọc dại trong chậu cảnh...). Trong dân gian nó được dùng như một bài thuốc chữa trị các chứng bệnh về dạ dày, bàng quang, gan và thận; đây cũng là những gì mà những người mắc bệnh gút rất quan tâm vì gan và thận là 2 cơ quan nội tạng đóng vai trò rất lớn trong việc bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, ở một số nơi cây chó đẻ còn được dùng để chữa sỏi thận, viêm gan hay vàng da một cách hiệu quả.

Các nghiên cứu về diệp hạ châu
Trong một nghiên cứu lâm sàng kéo dài 06 tháng đối với 150 bệnh nhân bị sỏi thận (đường kính 25mm). Sau khi được cho uống một loại thuốc có chiết xuất từ cây diệp hạ châu, các bệnh nhân nhận thấy rằng tỉ lệ hình thành sỏi thận đã giảm khá đáng kể.

Năm 2010, một nghiên cứu khác liên quan đến diệp hạ châu chỉ ra rằng người ta có thể điều trị sỏi thận từ loại thảo dược này, thậm chí cả benh gut.

Cây diệp hạ châu giúp tăng khả năng bài tiết mật của gan, giúp khả năng tiêu hóa, loại bỏ chất thải và hấp thụ chất dinh dưỡng của bạn tốt hơn. Vì vậy nó có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự hành hạ do sỏi thận gây ra, đồng thời nếu sử dụng thường xuyên cũng giúp bạn tránh được bệnh này. Mặt khác, nó còn làm tăng chức năng của thận, giúp giải độc gan, tăng tiểu tiện...điều này rất quan trọng với những người bị gút, vì lượng acid uric sẽ theo nước tiểu bài thải ra ngoài làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Một nghiên cứu khác vào năm 1990 được tiến hành bởi Tiến sĩ người Đức Wolfram Wiemann. Cô thực hiện việc điều trị cho 100 bệnh nhân bị sỏi thận với cây diệp hạ châu. Chỉ trong vòng từ 1-2 tuần, 94% các bệnh nhân của cô đã khỏi hẳn sỏi thận. Thật tuyệt vời, đây quả là một liệu pháp tự nhiên tốt nhất cho những người bị sỏi thận và gút.

Sử dụng diệp hạ châu như thế nào ?
Diệp hạ châu (cây chó đẻ) thường được phơi khô, sau đó pha với nước sôi và uống như trà; nếu bạn không quen với vị của nó, có thể cho thêm chút mật ong để dễ uống hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ nếu bạn đang bị tiểu đường, rối loạn tuần hoàn máu, phụ nữ có thai hoặc vừa mới phẩu thuật xong.
Bài viết khác cùng Box