Người xưa coi trên mặt đất là dương, dưới mặt đất là âm. Nơi ở của người còn sống gọi là dương trạch, nơi chôn người đã khuất gọi là âm trạch.
Linh hồn của người mất yên ổn thì con cháu mới thịnh vượng, chính vì vậy các thầy phong thủy coi trọng âm trạch hơn dương trạch rất nhiều lần, nội dung chủ yếu của phong thủy là âm trạch, sách vỡ viết về âm trạch cũng nhiều hơn.
Trong giai đoạn đầu, con người chưa có hành vi mai táng. "Mạnh Tử, Đằng Văn Công thượng" viết "... không chôn người thân... chồn cáo ăn xác". Sau này dần dần mới có phong tục chôn cất nhưng chưa chú ý đến thời gian, địa điểm, hình dáng mộ dành cho người đã khuất.
Tới xã hội nguyên thủy, hưởng chôn người có xu hướng nhất trí: 114 ngôi mộ thời đồ đá mới. phát hiện được ở Hà Nam(Trung Quốc) đều hướng về nam hơi lệch về tây, 250 ngôi mộ Văn hóa Ngưỡng Thiều đều hơi lệch về tây….
Song hành với việc chôn cất người chết được quy hoạch hóa, đã xuất hiện hiện tượng xây mộ cho người sống, chọn đất mà chôn với mong muốn tạo phúc cho đời con cái sau này.




Mồ mả do đó có nhiều tên gọi khác nhau:
- Phần, còn được là đống đất, sau này được dùng để gọi mồ mả.
- Mộ là tên gọi đất chôn bậc vương giả ngày xưa.
- Gò, con được xem là đất núi. Thời Xuân Thu gọi mộ là Gò (khưu).
- Chủng (mộ) nghĩa là đỉnh núi. Sau này gọi mộ cao là chủng.
- Lăng nghĩa là núi đất lớn. đời sau gọi mộ đế vương là lăng.
Những người thống trị các đời nước, nói chung đều thiết kế và xây dụng lăng tẩm rất đồ sộ và nguy nga. Như Kim tự tháp ở Ai Cập hay như Lăng mộ Tần Thủy Hoàng huy động tới 70 vạn dân phu, xây dựng trong 40 năm. Tiếp nữa là dùng những loại hình thức trang sức mồ mả, điển hình như khắc động vật bằng đá, mo da khong mai làm cột đá, bia đá, khắc tượng người bằng đá, khắc động vật bằng đá có các con sư tử, ngựa, lợn, rùa, voi, dê, hổ, hươu, bò, kỳ lân, lạc đà, tê giác...
Đến thời Đông Hán, khắc đá trước mộ trở nên rất phổ biến trở thành một loại mộ chế. Vật khắc đá được bày hai bên thần đạo, thể hiện rõ được sự tôn nghiêm.
Tẩm vốn là nơi nhà vua và gia tộc ăn uống sinh sống. Ðến đời Tần Hán đã đưa vào trong lăng mộ, vì người xưa nghĩ rằng, linh hôn người đã khuất vẫn ăn ở trong lăng tẩm.
Trong lăng tẩm có trồng cây, khắc bia đá.


Bia được dùng để quan sát bóng mặt trời. Sau sử dụng để khi hạ huyệt, kéo lôi quan tài xuống. Rồi có người khắc chữ trên hình, và thế là thành bia mộ. Trên bia quần thần, con cái thường khắc chữ ca ngợi công đức của vua, cha nhằm để cho đời sau biết.
Trước mộ thiên tử trồng cây thông, mộ chư hầu trồng cây bách, mộ đạo phu trồng cây loan, mộ sĩ phu trống cây hòe. mộ dân thường trồng cây liễu.

Theo các nhà phong thủy thì dựa vào ngày sinh, ngày mất ta có thể tra cứu Trạch Quẻ để xác định 4 hướng tốt, 4 hướng xấu, chọn các ngày tốt giờ tốt để di quan, hạ huyệt, để mong người chết lưu phúc lại cho con cháu.
Trên đây là những thông tin mà Mo da Ninh Binh cung cấp cho các bạn về kiến thức phong thủy mộ phẩn mà bạn nên quan tâm.