Chợ thanh lý đồ cũ Hoàng Cầu (Hà Nội) là địa điểm quen thuộc của giới săn đồ đất Hà thành không chỉ bởi sự đa dạng về chủng loại mà còn vì giá ở đây rẻ như… cho.

Mua lại đồ của… chính mình

Phiên chợ bắt đầu từ 14h đến khi trời nhá nhem tối. Tất cả hàng hóa đều để hổ lốn trong một bao tải to, từ điện thoại, tai phone, bàn phím đến nước hoa, kỉ niệm chương, quần áo, giày dép. Tuy nhiên, hàng thanh ly đien tu vẫn chiếm đa số. Anh Hòa, chủ một sạp hàng cho biết: “Hàng hóa hầu hết là mua lại của mấy người buôn đồng nát và đồ kí gửi của một vài khách quen”. Nhưng trên thực tế, nguồn hàng ở đây rất phong phú với nhiều xuất xứ… khá bất ngờ.


Trong một lần chuyển nhà, chị Thủy (Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội), thuê 2 người buôn đồng nát đến dọn. Nhiều món đồ vẫn dùng được nhưng không phù hợp với ngôi nhà mới, chị Thủy cho họ để trả công. Đến tối, chị tá hỏa khi phát hiện chiếc đồng hồ đeo tay chồng tặng nhân dịp 5 năm ngày cưới đã biến mất. Vài ngày sau, chị vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy chiếc đồng hồ của mình tại chợ đồ cũ. Mừng như bắt được vàng, chị hỏi người bán về nguồn gốc chiếc đồng hồ và nhận được câu trả lời: “Là đồ của nhà mang ra bán”. Biết là đôi co cũng chẳng ích gì, chị đành bấm bụng mua lại chiếc đồng hồ của chính mình với giá 200 nghìn đồng mà không dám mặc cả đồng nào.

Các sinh viên trường Đại học Văn hóa (Hà Nội) gần đó thường mách nhau, nếu mất đồ thì có thể tìm lại tại chợ đồ cũ. Bạn Nguyễn Thị Lan, sinh viên Đại học Văn hóa, bị mất ví trong một lần đi ăn cơm. Đang loay hoay thu xếp thời gian về quê làm lại giấy tờ thì Lan nhận được cuộc điện thoại từ một người lạ. Người này nói rằng đọc được số điện thoại của Lan trong một chiếc ví bán tại chợ Hoàng Cầu, bên trong vẫn còn nguyên giấy tờ. Bán tín bán nghi, Lan nhờ người đó mua hộ. Cô vô cùng bất ngờ khi chỉ phải bỏ ra 10.000 đồng để lấy lại toàn bộ giấy tờ và chiếc ví hiệu Charles & Keith mà cô mới mua.

Mua đồ “khủng”, giá… bèo

Mỗi ngày, hàng trăm lượt người ghé qua chợ, người bán, kẻ mua, tấp nập cả một góc phố. Thời điểm đông nhất là khoảng 2h chiều, khi các kiện hàng được khui ra, đây chính là giờ vàng để săn những món hàng khủng. Những tay săn hàng thường đến chợ vào giờ này. Đôi khi, họ còn đón lõng người bán từ đầu chợ để bới hàng trước. Anh Tính, nhân viên kinh doanh bất động sản, có thói quen ghé qua chợ đồ cũ vào mỗi đầu giờ chiều. Cầm trên tay đôi giày Gucci mới mua với giá 200.000 đồng, anh chia sẻ kinh nghiệm: “Phải đến thật sớm thì may ra mới có những món đồ “ngon”. Khi người ta vừa đổ hàng ra là mình phải chộp ngay rồi trả giá sau”.

Ở khu chợ này, điều quan trọng là người mua phải biết giá trị thực của món hàng thì mới mong mua được hàng độc, đặc biệt là đồ cổ. Biết bố vợ tương lai có thú chơi đồ cổ, anh Hùng (Minh Khai, Hà Nội) quyết định bỏ ra 1 triệu đồng, mua tặng ông một chiếc bát để lấy lòng. Người bán hàng nhận xét anh có con mắt tinh đời khi biết chọn đúng đồ cổ, người này còn khẳng định, giá trị thực của chiếc bát rất lớn vì nó là chiếc bát được dùng trong triều Nguyễn. Khi đem bát đi tặng, anh phát ngượng khi nghe bố vợ tương lai phân tích chiếc bát cổ là đồ giả. Do làm giả quá vụng nên nó vô… giá trị.

Theo một dân buôn đồ cổ thì ở đây thỉnh thoảng vẫn có những món đồ cổ thực sự. Bỏ cả tháng đi lùng, người này mua được 1 chiếc đồng hồ, 1 chiếc kính mắt và 1 chiếc lư hương ưng ý. Món đồ mà anh thích nhất là chiếc lư đồng. Anh cho biết, mua được món đồ khủng với giá bèo là một cuộc đấu trí thực sự với người bán hàng và những người mua khác. Chỉ những người trong nghề mới mua được giá rẻ và hàng độc thực sự.

Thường xuyên săn hàng ở chợ thanh ly hang cu Hoàng Cầu, bác Hồng Thái, giáo viên nghỉ hưu cho biết: “Nhiều khi tôi mua đồ không phải vì cần mà thấy rẻ quá thì mua. Những món đồ đó mà mua mới thì đến vài trăm nghìn, nhưng ở đây chỉ vài chục. Bác Thái cũng chia sẻ, người bán thường dựa vào thái độ của người mua để ra giá, vì thế dù có thích mấy thì cũng tỏ ra dửng dưng. Cũng theo bác Thái, ở đây có nhiều món đồ mới, mua từ cửa khẩu Lạng Sơn giá rẻ hơn thị trường từ 10.000 đến 20.000 đồng.

Đãi cát tìm vàng

Người đến chợ đồ cũ có đủ thành phần, người già, trung niên thì mê mẩn với những món đồ như đồng hồ cổ, loa đài, tiền xu, tiền giấy, mâm đồng hay những hòn đá phong thủy. Còn học sinh, sinh viên thì mải mê tìm máy nghe nhạc, điện thoại di động, sạc điện thoại, tai nghe… Chị Khuyên, chủ một sạp hàng cho biết: “Ở đây có quá nhiều hàng ra, hàng vào nên không thể kiểm soát hết được. Cảm thấy hàng có thể bán được, giá cả hợp lý là tôi mua để bán thôi. Khách muốn mua được hàng độc thì phải đãi cát tìm vàng, có người mua cái túi chỉ vì cái móc khóa”.