Giải đáp những nghi vấn trong pháp môn niệm Phật, được gom tập thành Quyển Tịnh độ hoặc vấn. Do Ngài Thiên Như giải đáp, lời của ngài quả thật xác đáng, giúp nhiều hành giả dứt trừ mối nghi, biết nẻo đường về. Cuốn sách được nhà xuất bản tổng hợp Hồ Chí Minh xuất bản vào đầu năm nay và cũng là một trong những cuốn sach hay về phật giáo được số lượng người view nhiều nhất.



Tịnh độ là pháp dễ tu dễ chứng, song cũng là môn khó nói khó tin. Cho nên khi còn tại thế, đức Thích-ca Từ phụ vì hàng đệ tử nói kinh A-di-đà đã dự biết chúng sinh đời mạt pháp khó sinh lòng tin tưởng, mới dẫn lời thành thật của sáu phương chư Phật để phá mối nghi và phát khởi tín tâm cho người sau. Lúc thuyết kinh gần xong, nhân nói đến chư Phật khen ngợi mình, Vả đấng Thế Tôn đã rủ lòng đại bi, cứu đời trong kiếp mạt, khi kim khẩu nói ra một câu một kệ, hàng nhơn, phi nhơn đều tín thọ phụng hành, nhưng riêng về thuyết Tịnh độ, thế gian có xen lẫn lòng nghi, là tại sao? Bởi giáo môn Tịnh độ cực rộng lớn mà pháp tu Tịnh độ lại quá giản dị, hai điểm ấy dường như cách biệt, khiến cho người nghe khó nén lòng nghi. Trích . Tịnh độ hoặc vấn của Đại sư Thiên Như. Nguồn: https://www.sachweb.com/nha-xuat-ban...hoac-van-e791/

Nói rộng lớn, là môn nầy thâu nhiếp tất cả căn cơ: trên từ bậc Đẳng giác Bồ-tát, vị Nhất sinh bổ xứ đều cầu về Tịnh độ, dưới cho đến hàng ngu phu, ngu phụ, kẻ tạo Ngũ nghịch, Thập ác, nếu quyết tâm tín hướng đều được vãng sinh. Nói giản dị là người tu không phải quá gian nan lao khổ, không trải qua cảnh giới sai biệt mê lầm, chỉ trì niệm sáu chữ hồng danh mà được thoát Ta-bà, được sinh Cực Lạc, được Bất thối chuyển, cho đến khi thành Phật mới thôi. Bởi có sự rộng lớn mà lại giản dị như thế nên dù cho người trí cũng sinh mối nghi ngờ. Nếu ông nhận thức rõ được điểm nầy, tất sẽ biết lời khen của ngài Vĩnh Minh rất có ý thâm, mà không phải là quá đáng.