Thi công tủ hạ thế là một trong những thế mạnh mà nhà thầu cơ điện Đông Lâm đang cung cấp cho các công trình hiện nay và được khách hàng đánh giá rất cao.

1. Các loại tủ hạ thế chính

Tủ phân phối hạ thế
Thông số chung
• Tiêu chuẩn áp dụng: IEC439-1
• Điện áp vận hành định mức: 400VAC, 50Hz
• Dòng điện định mức: đến 6300A
• Cấp bảo vệ: tủ trong nhà: IP42; tủ ngoài trời: IP54

Các tủ phân phối hạ thế đơn thường được lắp đặt tại những vị trí gần phụ tải, nơi có nhiều người qua lại. Ngoài việc đáp ứng các thông số về điện thì kích thước, sự thuận tiện cho giá lắp, đấu nối … cũng cần được quan tâm nhiều.

Tủ phân phối hạ thế với các ưu điểm về chất lượng, độ tin cậy và an toàn cho người sử dụng đã có mặt trên tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp. Tại thành phố Hồ Chí Minh, thi công tủ điện hạ thế tủ phân phối hạ thế được lắp đặt rộng rãi trong các nhà máy, các khu công nghiệp, các trung tâm mua sắm….

Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS
Bộ ATS thường được dùng trong các nhà máy có dây chuyền sản xuất liên tục và những nơi mà hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu mất điện trong thời gian dài.

Bộ ATS có nguồn cung cấp điện cho phụ tải sẽ được chuyển tự động giữa nguồn chính và nguồn dự phòng. Nguồn chính là nguồn lưới được cấp thông qua một máy biến áp. Nguồn dự phòng là một máy phát hoặc một máy biến áp. Trong trường hợp nguồn chính xảy ra sự cố, bộ ATS sẽ tự động chuyển sang nguồn dự phòng. Khi nguồn chính phục hồi, bộ ATS sẽ tự động chuyển ngược lại.

Nhờ việc áp dụng tối đa các biện pháp liên động trong các tủ ATS mà hiện tượng chập nguồn do sự bất cẩn trong quá trình vận hành hầu như không xảy ra.

2. Thi công tủ điện hạ thế tại TPHCM
Tủ điện hạ thế có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện hoặc hệ thống máy móc trong nhà máy. Việc thi công lắp đặt tủ điện hạ thế phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn.

Các bước thi công tủ điện hạ thế gồm:
– Trước khi tiến hành lắp đặt cần lập bảng sơ đồ khối của phần điện cần lắp đặt. Bản sơ đồ khối phải tuyệt đối chuẩn xác. Một tủ điện gồm: một aptomat chính với các nút đóng, tắt điện với cường độ tương đương với tổng các tải phụ bên dưới cho đến lớn hơn gấp 3 lần; và một ổ cắm điện khoảng 220V để dùng khi cần bảo dưỡng tủ.

– Khảo sát thị trường: như giá vật liệu, các vật tư… Sau đó ta sẽ mua và chuẩn bị đầy đủ các vật liệu phụ cần thiết cho tủ điện như: các đầu mối điện, timer, các vòng số, thanh sắt, …

– Tiến hành lắp đặt: Chuẩn bị một miếng ván ép hoặc phíp hoặc bảng sắt tùy điều kiện, lắp các cơ phận lên bảng. Chúng ta vừa tiến hành lắp đặt vừa rà soát hệ thống kiểm tra độ an toàn điện của bảng với các bộ phận đã lắp trên bảng.

– Kiểm tra hệ thống lần cuối và tiến hành lắp hết các bộ phận khác vào trong tủ. Thực hiện kéo đường dây hạ thế điện từ các động cơ vào tủ điện hạ thế, kéo điện lưới về, làm khung cho chân của tủ.

Cuối cùng là lựa chọn dây nối đất sao cho hợp lý, đúng tiêu chuẩn, an toàn và phải cùng loại với tủ.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp tu dieu khien cac loại
Bài viết khác cùng Box