Tích hợp các hệ thống điều khiển
1/ Hệ thống DCS :
Là nhà tiên phong trong phục vụ nghành công nghiệp với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp Tự động hóa, truyền động; Siemens cũng đi đầu trong việc cung cấp hệ Tự động hóa quá trình DCS cho dây chuyền sản xuất với thương hiệu SIMATIC PCS7. Phiên bản mới nhất là V8.0 với nhiều cải tiến, tính năng tích hợp toàn diện, truyền thông tốc độ cao, những tiêu chuẩn trong công nghiệp, tích hợp chức năng Safety, maintenance, Batch…, Redundency ở tất cả các cấp… sẽ giúp cho SIMATIC PCS 7 phục vụ hiệu quả nhà máy xuyên suốt chu trình hoạt động.
- Thiết kế và lập trình: Công cụ thiết kế tiên tiến và đồng bộ giúp giảm chi phí kỹ thuật.
- Lắp đặt và chạy thử: Cấu hình dự phòng toàn diện giúp tăng khả năng sẵn sàng và mở rộng.
- Vận hành: Hệ thống quản lý giám sát cảnh báo thông số sản xuất giúp điều khiển quá trình an toàn hơn.
- Bảo dưỡng: Hệ thống quản lý thiết bị cho nhà máy
- Nâng cấp và hiện đại hóa: Việc nâng cấp từng bước giúp đảm bảo an toàn đầu tư và hiện đại hóa trong quá trình sản xuất.

Một số tính năng của hệ PCS7
- Tính linh hoạt với quy mô đầu tư: PCS7 phù hợp từ quy mô phòng nghiên cứu, thí nghiệm cho đến hệ thống sản xuất lên đến 100000 I/O.
- Công cụ giám sát vận hành nhà máy trực quan và hiệu quả, cho phép quan sát tổng quan cả quá trình cho đến từng cụm công nghệ, từng bộ phận nhà máy và từng thiết bị trong hệ thống.
- Nâng cao hiệu suất vận hành bằng công cụ chẩn đoán hệ thống: cho phép người sử dụng quản lý thiết bị và tài nguyên hệ thống hoàn toàn tự động.
- Công cụ báo cáo và xử lí thông tin dễ dàng, thuận tiện trên Excel.
- Chức năng Report manager tổng hợp tất cả dữ liệu từ các nguồn khác nhau để xây dựng báo cáo tiêu chuẩn., giúp việc so sánh giữa các nhà máy dễ dàng.
- Công cụ Simatic IT Historian giúp nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý, bảo mật thông tin.
Lựa chọn cấu hình
- Hệ thống tiêu chuẩn S7 400:
o Các nhiệm vụ đòi hỏi tốc độ và tập chung dữ liệu cao
o Điều phối toàn nhà máy
o Linh hoạt, mở rộng rõ rang
o Thay thế nóng
o Tốc độ xử lý cao
- Hệ thống dự phòng S7 400H
o Nâng cao tính sẵn sàng
o Giảm thiểu thời gian dừng máy
o Đảm bảo vận hành thông suốt
o Bảo vệ vốn đầu tư
- Hệ thống an toàn S7 400F (H)
o Nâng cao tính an toàn nhà máy
o Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế EN954, IEC61508
o Tích hợp tự động hóa tiêu chuẩn và an toàn trên cùng hệ thống
- Hỗ trợ kết nối linh loạt với các loại thiết bị công nghệ.
Lợi ích
- Tiết kiệm chi phí đầu tư
- Tăng hiệu suất vận hành
- Giảm chi phí sử dụng
- Tăng cường tính an toàn
- Quản lý tiêu thụ năng lượng hiệu quả
- Bảo vệ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
2/ Hệ thống SCADA :
SCADA là viết tắt của Supervisory Control And Data Acquisition - là tên gọi chung cho Hệ thống Thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát. Như tên gọi, hệ thống SCADA có 2 nhiệm vụ chính là thu thập số liệu và ra lệnh điều khiển.
Dữ liệu thể hiện các thông tin về đối tượng công nghệ cần phải điều khiển được thu thập bằng các thiết bị cảm biến đặt tại hiện trường phân xưởng của nhà máy và được truyền về máy chủ đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Tại đây, các số liệu này được quản lý bằng các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu từ đó đưa ra thông tin cho người quản lý dưới dạng các báo cáo, đồ thị hoặc hình ảnh.
Dựa vào các số liệu đưa về, hệ thống tự động phân tích nhờ các chương trình được lập trình sẵn sau đó đưa ra tác động điều khiển truyền đến các cơ cấu chấp hành (động cơ, van đóng mở...) tại hiện trường phân xưởng nhà máy để thực hiện việc điều khiển. Tác động điều khiển có thể được đưa ra tự động hoặc có thể từ việc nhận lệnh từ người quản lý thông qua giao diện người – máy HMI.
Hệ thống SCADA giúp khắc phục tất cả các nhược điểm trên với khả năng thu thập dữ liệu tự động, truyền tin khoảng cách xa, quản lý dữ liệu tập trung và đặc biệt đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người vận hành với giao diện đồ họa thân thiện.
Một hệ thống SCADA nói chung bao gồm 3 phân cấp:
Phân cấp hiện trường: Bao gồm các thiết bị đo lường như cảm biến (sensor), bộ chuyển đổi tín hiệu đo lường (transducer), bộ truyền tín hiệu đo (transmiter)… và các thiết bị chấp hành như động cơ, biến tần và các bộ điều khiển động cơ ( motor, inverter, motor controller… ), van và các bộ điều khiển van (valve, valve controller)…
Các thiết bị này có nhiệm vụ đo đếm các đại lượng vật lý của đối tượng công nghệ cần điều khiển và ra tác động điều khiển trực tiếp đến các đối tượng này.
Với vai trò là một thành phần của hệ thống SCADA, các thiết bị này đều có khả năng truyền tín hiệu ở cự ly gần thông qua hệ thống truyền thông hiện trường.
Phân cấp điều khiển: Bao gồm các thiết bị như Thiết bị trạm đầu xa RTU (Remote Terminal Unit), hoặc Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC (Programable Logic Controller).
Các thiết bị này đóng vai trò kết nối máy chủ tại trung tâm điều khiển với các thiết bị thuộc cấp hiện trường . Thiết bị này nhận tín hiệu từ các thiết bị đo, lưu trữ tạm và truyền về trung tâm điều khiển đồng thời và nhận lệnh từ trung tâm điều khiển để ra lệnh cho các cơ cấu chấp hành. Thiết bị này thường được đặt ở phòng vận hành của phân xưởng hoặc ngay tại gian máy.
Phân cấp điều khiển giám sát: Bao gồm hệ thống các máy chủ, màn hình giao diện HMI (Human- Machine Interface), các máy trạm vận hành và các máy tính văn phòng dùng để khai thác thông tin từ máy chủ thông qua hệ thống mạng LAN văn phòng.

Công ty Thương mại kỹ thuật Đông Nam Á ( Aseatec) với đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm chúng tôi đã kinh qua rất nhiều công trình có sử dụng hệ thống Scada từ nhỏ đến lớn.
Một trong số những công trình gần đây nhất chúng tôi thực hiện là hệ thống xử lí nước làm mát lò của nhà máy thép Pomina Vũng Tàu.

3/ Hệ thống điều khiển nhỏ:
Ngoài việc thực hiện các hệ thống điều khiển quy mô vừa và lớn ở cấp điều khiển toàn bộ nhà máy hoặc cả dây truyền sản xuất, chúng tôi còn thực hiện việc tích hợp các máy móc, thiết bị đơn lẻ. Chúng tôi đã kết hợp với các nhà cơ khí trong nước để tích hợp một số các dây truyền máy móc thiết bị như:
- Thiết kế, đấu nối, viết chương trình, hiệu chỉnh cho máy cưa phôi của nhà máy HONDA sử dụng PLC Mitsubishi với 40 đầu vào ra.
- Thiết kế, đấu nối, viết chương trình, hiệu chỉnh cho hệ thống gia công, cấp liệu, tạo hình của nhà máy gạch Gốm Việt sử dụng PLC của hãng OMRON CP1H với khoảng 200 đầu vào ra số và tương tự, kết nối với màn hinh của hãngSUETRON.
Bài viết khác cùng Box