CNDH - Du học sinh cần biết sau tối đa 2 năm phải vào được đại học, sau 6 năm tính từ ngày đặt chân đến nước Đức phải có bằng tốt nghiệp đại học…

Sau gần 10 năm sinh sống và học tập tại Du Hoc Duc, Cao Bảo Ngọc đúc kết được 5 điều cần lưu ý du học sinh Việt Nam khi học tập tại quốc gia này.

1. Học tiếng Đức

Bạn sẽ chỉ được miễn 100% học phí khi chọn học chương trình tiếng Đức cùng sinh viên bản địa.Du học sinh phải thật sự nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Đức tốt, chứ không phải hiểu lõm bõm.Nhiều bạn thi đại học ở Việt Nam cao, nhưng sang Đức không học được vì tiếng Đức kém. Vì thế, các bạn nên học tiếng Đức liên tục, kể cả khi đã vào chuyên ngành, tích cực sử dụng tiếng Đức mọi nơi, mọi lúc.
2. Kỹ năng học tập

Giai đoạn đầu khi tiếng Đức chưa thuần thục, kỹ năng học rất quan trọng. Trong đó, việc sử dụng từ điển hiệu quả, vào thư viện mượn tài liệu bổ trợ, học từ bạn bè... rất quan trọng.Kỹ năng học còn bao gồm tự lập thời gian biểu, biết lúc nào học, biết cách ôn tập, tổng kết kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi…

Học đại học ở Đức yêu cầu sinh viên phải tự nghiên cứu rất nhiều: tự đọc tài liệu để thuyết trình, đặt câu hỏi thảo luận cho cả lớp.Khi viết luận văn, du học sinh phải tự tìm đề tài, tài liệu... Trong khi sinh viên Đức được luyện tập những kỹ năng này rất nhiều từ lúc học phổ thông, thì sinh viên Việt Nam lại thường yếu năng lực tự học. Vì vậy, muốn hòa nhập hệ thống đào tạo ở Đức, bạn phải liên tục trau dồi các kỹ năng học của bản thân.

Có rất nhiều cách: đọc sách, tham gia những khóa đào tạo, hỏi kinh nghiệm sinh viên giỏi và cả sáng tạo cách học phù hợp bản thân.

3. Kiến thức về văn hóa, xã hội

Sống ở đâu phải hiểu luật pháp và cách tổ chức xã hội ở nơi đó. Những việc như trốn vé tàu, lấy đồ ở nơi công cộng mang về (vì ngây thơ nghĩ rằng chắc chẳng ai cần, bỏ đấy cũng phí), vứt rác ra vỉa hè, đi vệ sinh bừa bãi, văng tục với cảnh sát… là vi phạm pháp luật, bị phạt rất nặng và có thể bị lưu vào hồ sơ của bạn ở Sở ngoại kiều là “có tiền án tiền sự”. Người Việt thường nói “không biết không có tội”, nhưng người Đức lại có câu “Unwissenheit schuetzt nicht vor Strafe”, nghĩa là “Sự không biết không bảo vệ được bạn khỏi tội”.



Du học sinh cần biết sau tối đa 2 năm phải vào được đại học, sau 6 năm tính từ ngày đặt chân đến nước Đức phải có bằng tốt nghiệp đại học…

Đừng bao giờ nghĩ người Đức phải có “trách nhiệm” giúp bạn hòa nhập cuộc sống ở đây! Bạn phải nỗ lực, không ai làm thay được.

4. Kỹ năng sống

Học tập tại Đức, bạn phải đối mặt không chỉ chuyện học mà còn vô số vấn đề liên quan đến những nhu cầu “sát sườn” hàng ngày: Hôm nay ăn gì, làm gì… Trong thực tế khả năng tự chăm lo cho bản thân và biết sắp xếp thời gian biểu một ngày hợp lý quyết định 70% thành công của một du học sinh.

Nhiều bạn sinh viên thông minh, tiếng Đức tốt, nhưng không biết nấu ăn, không biết dọn dẹp nhà cửa, kết quả là ăn uống linh tinh, lúc nào cũng mệt mỏi vạ vật, sức tập trung kém, phòng ở ẩm mốc, giấy tờ quần áo lung tung mỗi thứ một nơi…

Nhiều bạn quen ở nhà có bố mẹ sáng gọi dậy đi học, tối vào nhắc tắt máy tính ngồi học bài đi con, bây giờ chỉ có một mình giữa 4 bức tường, chơi game với “lướt phây” cả ngày đêm… Có những bạn gái không biết làm gì khác, suốt ngày chỉ ôm cái điện thoại viber, skype về Việt Nam…

Như lời đại thi hào Goethe của nước Đức thì “sống cho đúng một ngày thật không đơn giản!”, chưa nói đến sống tự lập ở nước ngoài!

5. Kỹ năng giao tiếp - ứng xử

Kỹ năng giao tiếp - ứng xử nên được hiểu rộng ra là quản lý các mối quan hệ xã hội. Ngoài quan hệ với đồng hương, sinh viên du học rất cần thiết lập các mối quan hệ mới với bạn học người Đức, sinh viên nước ngoài khác.

Người Đức trong quan hệ xã giao sẽ giữ khoảng cách hơn người Việt nên hay bị coi là “lạnh lùng”, “kiêu ngạo”. Nhưng một khi đã coi là bạn, họ sẽ quan tâm hết lòng, chân thành, đáng tin cậy và bền chặt vô cùng, có thể gọi là “chung thủy”.

Những điều trên không tồn tại độc lập mà liên quan mật thiết với nhau.

Là cựu học sinh THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Cao Bảo Ngọc sang Đức du học và tốt nghiệp Đại học Goethe Frankfurt am Main (một trong ba đại học lớn nhất nước Đức).

Ngọc sang Đức học tiếng 6 tháng và giành chứng chỉ tiếng Đức cấp cao nhất (DHS-3) cho sinh viên nước ngoài.

Sau đó, nữ sinh vào học Studienkolleg (chương trình dự bị đại học) và tốt nghiệp với số điểm 1.0 (mức tối đa trong thang điểm từ 6 đến 1 của Đức).

Hiện cô là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành DaF (giảng dạy tiếng Đức) tại Đại học Justus Liebig University Giessen.

Theo : camnangduhoc.edu.vn/du-hoc-o-nhung-quoc-gia-mien-hoc-phi.html