Thăm cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ cho chăn nuôi bò sữa, cơ sở sản xuất bò đực và tinh bò giống, có lẽ tôi chỉ có thể nói rằng không nhiều quốc gia trên thế giới này có được một hệ thống nghiên cứu khoa học và sản xuất giống hiện đại đến như vậy.

Đây được gọi nơi là xứ sở của những cô nàng bò sữa. Ở đây những đàn bò dắt nhau đi ra vào một cách có sắp xếp nhìn những cánh đồng cỏ đầy những chú bò sữa ở xung quanh tung tăng gặm cỏ thật thơ mộng biết bao.
Có 1 lần tôi được đi đến nơi nay và đã thấy đây là mảnh đất tương lai mình sẽ sống ở đây.

Sau khi đến Hamilton, Ron đưa tôi đi thăm trang trại của ông Bryan, một người bạn của Ron ở ngay ngoại ô thành phố Hamilton. Khi đặt chân đến trang trại bò sữa của ông, tôi không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt nhìn thấy cánh những đồng cỏ xanh rờn xen lẫn các loại cây họ đậu rộng hàng trăm ha được chia thành các lô thửa rất đẹp mắt bởi hệ thống hàng rào dây thép và đường đi lối lại trong trang trại. Ở góc mỗi lô có vài bể nước nhỏ hình tròn với phao tự động để bảo đảm nước luôn đủ cho đàn bò đông tới vài con.

Cánh đồng bò sữa ở Úc.
Bryan đưa tôi ra thăm đồng cỏ. Vừa đi ông vừa giải thích về hệ thống chăn thả luân phiên. Trên cánh đồng tịnh không thấy bóng dáng một chiếc chuồng bò nào.

Tôi ngạc nhiên hỏi ông: – Này Bryan, thế chuồng bò ở đâu hả ông?

Bryan nói: – Tất cả bò ở đây được nuôi chăn thả tự nhiên trên đồng cỏ và không có chuồng trại, khi đẻ chúng cũng đẻ tự nhiên trên đồng.

Cỏ xanh rờn, mềm mại như đồng lúa đang thì con gái của Việt Nam, xen lẫn trong đó rất nhiều cây họ đậu. Bryan giải thích rằng bò của New Zealand tuy tầm vóc nhỏ nhưng chỉ cần ăn cỏ và cây họ đậu là đủ.

Chúng không cần phải ăn thức ăn tinh hay bất kỳ loại thức ăn bổ sung nào khác ngoại trừ mùa đông thì ăn ủ chua và cỏ khô nhưng năng suất trung bình là 19/lít/con/ngày. Ông bảo tôi chiều sẽ xem quy trình làm cỏ khô và vắt sữa.

Sau khi dùng bữa trưa với những câu chuyện rôm rả về Việt Nam, New Zealand và bò sữa, ông đưa tôi ra đồng xem làm cỏ khô. Ra tới khu vực làm cỏ khô, tôi thấy cỏ đã cắt nằm trải dài la liệt trên cánh đồng. Một chiếc máy đảo đang lật cỏ để phơi khô mặt bên kia, chiếc khác đang thu gom những dãy cỏ đã khô, chở về khu gần trang trại để đóng gói.

Cỏ được tải lên máy đóng gói và tôi nghe thấy một tiếng “xoạch” lớn, một bao cỏ đã được đóng gói trong túi ni lông màu xanh nhạt và buộc rất chặt. Tôi tò mò ấn thử xem có chặt không, rất chặt ấn không thể lún.

Bryan nói rằng khi cho ăn thì phải dùng máy thái băm để băm nhỏ ra. Toàn bộ công việc làm cỏ khô như cắt, phơi, đảo, thu gom, vận chuyển và đóng gói đều được làm bằng máy. Rất nhanh và vô cùng hiệu quả.

Chiều tối, chúng tôi đi xem vắt sữa. Bắt đầu là một công nhân đi mô tô 4 bánh ra mở cửa lô để đưa bò về khu vắt sữa. Tất cả bò tự động lững thững về sân tập trung, chúng đứng sát vào nhau và được phun nước dạng sương mù. Tôi hỏi vì sao thì Bryan giải thích rằng làm vậy để kích thích bò cho sữa nhiều hơn và bò sẽ thải phần lớn chất thải trước khi bước vào máy vắt sữa.

Chúng xếp hàng lần lượt chậm rãi bước lên máy vắt sữa lớn hình tròn, một công nhân phun nước rửa các núm vú, chụp núm cao su vào núm vú bò. Máy sẽ tự động vắt, nhả ra khi hết sữa.

Sữa được bơm tự động vào bồn chứa và được làm lạnh xuống khoảng 4-6 độ ở phòng sát bên để chờ xe đến hút về nhà máy. Chỉ có duy nhất một công nhân vắt sữa làm việc.

Sau khi được vắt sữa, đàn bò ra khu ăn cỏ khô và ủ chua. Chúng ăn tùy thích và sau đó lại thủng thẳng theo đường cũ về lô cỏ đã mở cửa sẵn chờ chúng.

Với hệ thống chăn thả luân phiên này, người ta đã tính toán khi đàn bò ăn đến lô cuối cùng thì cỏ tại lô thứ nhất đã đủ độ lớn và chất dinh dưỡng để đàn bò quay lại ăn. Thế mới hiểu tại sao sản xuất sữa của họ lại hiệu quả và giá sữa của họ rẻ đến thế.

Tôi rất thú vị khi thấy hệ thống tưới phân tự động cho đồng cỏ. Nước thải và phân bò ở khu vắt sữa được dồn xuống một chiếc bể vuông đường kính khoảng hơn 2 m, rất sâu, phía trên có một lưới lọc, phía dưới là một con dao quay với tốc độ lớn để nghiền nát mọi thứ cùng một máy bơm ngầm công suất lớn. Tất cả hỗn hợp này được bơm theo đường ống thẳng ra từng lô cỏ dù tôi thấy lô cỏ ở rất xa. Việc bón phân này hoàn toàn tự động, cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm.

Một điều làm tôi ấn tượng là toàn bộ công việc đồng áng như làm đất, gieo hạt, bón phân, cắt cỏ để làm cỏ khô, cắt ngô cây để làm ủ chua hoặc dịch vụ thú y… đều do các công ty hay cá nhân chuyên nghiệp thực hiện qua hợp đồng.

Chiều tối, một chiếc xe bồn lạnh chở được khoảng 30 tấn sữa đi vào trang trại. Anh lái xe nhanh chóng xuống xe, lấy mẫu sữa cho vào ống thủy tinh nhỏ, cắm vòi hút vào cửa bồn lạnh và hút sữa.

Ngay sau khi hết sữa, máy in tự động in số lượng sữa đã hút, anh lái xe bỏ phiếu này vào hộp cho chủ trang trại và lái xe đi. Không cần một ai kiểm soát, chẳng cần chủ trang trại có mặt hay không.

Bryan nói rằng trên xe có hệ thống tự động luôn báo số lượng sữa về trung tâm nhà máy nên quản lý nhà máy biết rất rõ tổng số bao nhiêu lít sữa sẽ về nhà máy trong buổi sáng hay buổi chiều hôm đó.

Khi đến thăm một nhà máy có công suất cực lớn và chứng kiến cảnh hàng trăm chiếc xe công suất 30 tấn nối đuôi nhau chờ bơm sữa vào nhà máy mà mỗi xe chỉ mất có 5 phút để bơm hết sữa, ta cứ ngỡ đây là một dòng sông sữa đang chảy về nhà máy với những bồn chứa cực lớn , cao vút vươn lên trời.

Tôi không thể không kinh ngạc về sự đồ sộ của những bồn chứa sữa tươi ở đây và khâm phục sự tài tình của người Kiwi.

Nói đến ngành công nghiệp sữa của New Zealand, chúng ta không thể không nói đến hệ thống nhà máy chế biến rất hiện đại và hoàn toàn tự động đang ngày đêm cho ra biết bao nhiêu sản phẩm sữa cung cấp cho thị trường thế giới bởi vì New Zealand là nước xuất khẩu các sản phẩm sữa hàng đầu trên hành tinh của chúng ta. Sản phẩm sữa non alpha lipid như một minh chứng cho các dòng sữa ở đây.

Ron đưa tôi đi thăm một nhà máy chế biến sữa bột, nhà máy chế biến bơ , nhà máy chế biến sữa tiệt trùng đóng tuýp đặc biệt.

Thăm nhà máy chế biến sữa bột tôi thật sự sửng sốt và kinh ngạc về mức độ to lớn của nhà máy. Tháp sấy cao ngút trời, các bồn chứa sữa tươi cực lớn mà khi ta đứng dưới chân những bồn này thì ta thấy mình vô cùng nhỏ bé.

Mô hình bò sữa ở Úc.
Vào trong nhà máy tôi chỉ thấy có hai người. Một người điều khiển máy tính trên tầng 2 và xa xa phía dưới tầng 1 thấy có một công nhân đi lại thao tác. Phần bốc xếp sản phẩm cuối cùng do tay máy đảm nhận. Nhà máy vô cùng hiện đại, tiến tiến và hoàn toàn tự động.

Đến thăm nhà máy chế biến bơ và sữa tiệt trùng, tuy qui mô nhỏ hơn nhưng cũng hoàn toàn tự động và hiện đại như thế.


Một việc mà ít quốc gia có ngành chăn nuôi bò sữa thực hiện được trên phạm vi toàn quốc đó là hầu hết đàn bò sữa đẻ vào cùng thời vụ theo ý muốn. Người Kiwi đã trải qua hàng trăm năm mới làm được việc này.

Một đặc điểm rất quan trọng là tất cả chủ trang trại đều là thành viên của công ty. Họ là cổ đông, là chủ công ty , chủ nhà máy nên hệ thống sản xuất và quản lý của họ cực kỳ hiệu quả.

Đất nước New Zealand thật đáng hào về ngành công nghiệp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa hiện đại bậc nhất thế giới.