Thiền và giải thoát dịch từ sách Tinh Vân Thiền thoại do ngài Tinh Vân soạn. Nội dung gồm bốn trăm câu chuyện Thiền, rút trong ngữ lục các bậc Thiền sư Trung Hoa Nhật Bản Hàn quốc. Tất cả những phương pháp thủ thuật của các bậc Thiền sư mục đích khai thị cho người học hé mở được con mắt Thiền, thấu suốt nguồn tâm sẵn có nơi mình. Những ai hữu duyên khi đọc quyển Giai thoại nhà Thiền này, sẽ cảm nhận nhiều điều hay lạ và phát minh được nghệ thuật sống thiền. Nhà xuất bản tổng hợp HCM.



Giáo pháp của Đức Phật chỉ thuần một vị đó là vị giải thoát, như nước biển chỉ thuần một vị mặn. Quyển Thiền và Giải Thoát, những lời vàng thước ngọc, đem ứng dụng trong cuộc sống, được giác ngộ giải thoát hết khổ được vui. Được Chư Tăng Thiền viện Thường Chiếu chuyển ngữ, từ những lời dạy của bậc Cao Tăng thạc đức. Thiền, có xuất xứ từ Ấn Độ cổ đại, được xem là một phương pháp giáo dục con người một cách toàn diện, hướng con người đến chân – thiện – mỹ, rèn luyện con người phát triển thể lực và trí lực một cách hài hoà và tốt đẹp. Giá trị lý luận và thực tiễn của nó càng được khẳng định khi hiện nay trên toàn thế giới, nhất là các nước phương Tây đã và đang quan tâm, và hướng về nó một cách tích cực.Nguồn: https://www.sachweb.com/sach-phat-gi...ai-thoat-e622/

Tâm niệm từ tác giả:
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là thực hành chánh niệm. Tôi nhận xét rằng tất cả những phương pháp hành thiền của những thiền sư hiện đại đều dạy thực hành chánh niệm trong kinh Tứ Niệm Xứ. Mỗì một thiền sư danh tiếng tự chọn cho mình một “chuyên môn” theo kết quả kinh nghiệm cá nhân, nhưng chung quy vẩn dạy chánh niệm trong thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền Minh Sát, hay Vipassanā. Hiện nay danh từ Vipassanā thường dùng để chỉ thiền Minh Sát, hay Tứ Niệm Xứ, rất phổ thông trong cộng đồng tu thiền.