Cơ quan sinh dục của trẻ luôn thay đổi theo thời gian trưởng thành. Bao quy đầu ở trẻ chưa đến tuổi trưởng thành thì thường dính chặt vào dương vật, còn khi bé đã đến tuổi dậy thì, dương vật và bao quy đầu sẽ tách ra, bao quy đầu có thể tự tụt xuống được để giúp trẻ vệ sinh, và xu hướng làm người lớn trong chuyện đó sau này.. Nếu như đến tuổi trưởng thành mà bao quy đầu ở trẻ không tự tụt xuống được thì đó là một mối nguy hại cần sớm điều trị dài bao quy đầu hoặc hẹp bao quy đầu.
Vấn đề hẹp bao quy đầu
Lớp da che phủ dương vật có tác dụng giúp bảo vệ và giữ ấm dương vật gọi là bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu chính là tình trạng bao quy đầu không thể thực hiện chức năng tuột xuống cho quy đầu có thể lộ ra bên ngoài được. Hiện nay, còn có những tranh cãi thế nào thật sự là bao quy đầu hẹp. Một số ý kiến cho rằng bao quy đầu chỉ cần kéo lùi được một phần cũng không gọi là hẹp. Một số ý kiến khác lại cho rằng bao quy đầu phải được kéo lùi hoàn toàn về sau cảu rãnh vòng thì mới được coi là một bao quy đầu không hẹp. Điều này, không diễn ra ở những quốc gia có truyền thống cắt bao quy đầu không đau khi trẻ còn rất nhỏ.
Vì có những sự khác nhau trong quan điểm hẹp hay không hẹp, thế nào gọi là hẹp thật sự, thế nào là không nên việc thống kê hay phân chia các loại hẹp chưa được thống nhất và đầy đủ. Nhưng nhìn chung, hẹp bao quy đầu được chia làm 2 dạng chính sau đây: Hẹp bao quy đầu sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Sinh lý của hẹp bao quy đầu
Tình trạng này là khi bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên của trẻ lúc mới sinh. Hẹp bao quy đầu sinh lý theo thời gian phát triển của cơ thể và đặc biệt của dương vật thì biểu mô sừng hoá, bong vảy, bắt đầu thoái triển và tạo nên các khe giữa quy đầu và bao quy đầu. Các khe này dần dần tăng lên tạo khoang bao quy đầu, điều này giúp cho quy đầu dần tách khỏi bao quy đầu.
Khi các tế bào bong vảy và sừng hoá sẽ hình thành nên bựa sinh dục (smegma) nằm dưới bao quy đầu tại những chỗ mà bao quy đầu chưa tách khỏi quy đầu. Tham khảo thêm về tác hại của dài bao quy đầu
Theo những thống kê thì trẻ sau khi sinh chỉ có 4% bao quy đầu có thể tuột lên được, 80% trường hợp lúc 6 tháng tuổi, 50% khi 12 tháng tuổi, 20% 2 tháng tuổi và chỉ 10% trước khi 3 tuổi.
Về bệnh lý của hẹp bao quy đầu
Đây là một tình trạng bao quy đầu vẫn dính với quy đầu kéo dài lâu ngày dẫn tới viêm xơ hoá và chít hẹp bao đầu.
Khi bị hẹp bao quy đầu hay dài bao quy đầu (tác hại dài bao quy đầu) mà không có các biện pháp điều trị kịp thời thì dễ dẫn tới nguy cơ ung thư dương vật do chất smegma tích tụ lâu ngày mà không được vệ sinh. Bản chất của chất này là các tế bào biểu mô bong vẩy bị kẹt lại dưới bao quy đầu. Các tề bào biểu mô hoại tử này tạo nên các khối máu trắng thường nằm quanh rãnh vòng dưới bao quy đầu.