Bà bầu đi tiểu buốt có sao không? Phụ nữ khi mang thai thường mắc phải chứng tiểu rắt tiểu buốt nhất là vào ban đêm trong vòng 3 tháng đầu. Các mẹ đừng quá lo lắng đây không phải là bệnh mà do sự thay đổi cơ thể trong những tháng đầu hình thành của thai kỳ.

thuốc trắng da ivory caps 1500mg
thuoc bo khop glucosamin cua my

Nguyên nhân gây tiểu buốt ở bà bầu

Trong những tuần đầu của thai kỳ, nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường là do hóc môn HCG (hóc môn trong thời kỳ mang thai) làm tăng lưu lượng máu và chất lỏng được sử dụng trong thời kỳ mang thai bài tiết qua thận. Những chất cạn cần được loại bỏ triệt để chuẩn bị cho quá trình mang thai . Đồng thời, khi thai tiến triển, tử cung phát triển, em bé lớn dần, gây áp lực lên bàng quang khiến bà bầu cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều và buốt thường xuyên hơn.

Khi có thai, cơ thể sẽ sản xuất nhiều nước tiểu, nhưng bàng quang sẽ co lại. Ngay cả khi bàng quang trống rỗng, áp lực đè lên có thể khiến bàng quang lúc nào cũng cảm thấy căng. Do vậy, khi đi tiểu, có khi bà bầu sẽ thấy lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít, thậm chí chỉ là vài giọt, có khi có cảm giác đau rát khi đi tiểu, dân gian gọi là đi tiểu rắt ở bà bầu.

Bà bầu cũng có thể bị rò rỉ một chút nước tiểu khi cười, hắt hơi, hoặc ho. Đến tháng thứ tư, tử cung tăng lên vào khoang bụng, em bé nằm cao hơn ở vùng bụng, làm giảm sự thôi thúc đi tiểu thường xuyên.

Những cách chữa trị tiểu buốt

Nên phân chia đồ uống đều trong suốt cả ngày nhưng giảm vào một vài tiếng trước lúc đi ngủ.
Không bao giờ được nhịn uống vì sợ đi tiểu nhiều. Đồ uống, nhất là nước lọc đóng vai trò quan trọng cho sức khoẻ của mẹ và giữ cho mực nước ối ổn định, đảm bảo bào thai phát triển tốt.
Khi đi tiểu, nên dướn người về phía trước để nước tiểu được thoát hết từ bàng quang.
Để giảm tiểu rắt khi mang thai, bạn nên tránh những đồ uống như trà, cafe, đồ uống có cồn vì chúng giữ nước trong thận, khiến thận phải làm việc vất vả, gây tiểu rắt.
Ngoài ra, chị em cũng có thể tham khảo một số những cách giúp khắc phục tình trạng tiểu rắt sau đây

– Chú ý chế độ dinh dưỡng

Bà bầu được khuyên nên ăn nhiều trái cây, rau, và các thực phẩm giàu chất xơ khác, uống 8 ly nước hàng ngày và duy trì trong suốt thời gian thai kỳ.

-“Luyện tập” cho bàng quang

Đối với vấn đề tiểu không kiểm soát, đi tiểu thường xuyên thì bà bầu nên chủ động vào nhà vệ sinh để giải quyết nhu cầu trước khi cơ thể “đòi hỏi”. Sau đó, dần dần hãy kéo dài thời gian giữa những lần ghé thăm nhà vệ sinh. Cứ thế cho đến khi bạn đi tiểu trong khoảng 3 giờ một lần hoặc thời gian mà bác sĩ khuyến cáo.

Để phòng tránh tiểu rắt ở phụ nữ mang thai, tốt nhất trước khi lên kế hoạch sinh con, hãy tăng cường sức mạnh cho vùng xương chậu bằng những bài tập đơn giản. Năng đi tiểu và tránh nâng vật nặng làm tăng sức ép bên trong.

Khi nào cần phải đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường bên cạnh hiện tượng đi tiểu nhiều như: tiểu cấp, tiểu rát, tiểu đau buốt, són tiểu hay những dấu hiệu bất thường ở nước tiểu như tiểu ra máu, mủ… thì bạn cần kịp thời đi khám bác sĩ.

Lưu ý: Bạn không nên tự ý uống thuốc với bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra và tất cả các loại thuốc bạn sử dụng đều phải thông qua ý kiến của bác sỹ, kể cả loại thuốc mà trước khi mang thai bạn đã sử dụng thường xuyên và nó có tác dụng tốt với bạn.