Con đường lây truyền chính của bệnh giang mai hầu như đều qua đường tình dục. Ngoài ra còn có lây qua đường máu do tiếp xúc trực tiếp hoặc bệnh giang mai bẩm sinh lây từ mẹ sang con.

Những biến chứng của bệnh giang mai

- Xuất hiện đau tại các chi: 90% người bị bệnh thường xuất hiện các cảm giác đau nhói ở các chi, cũng có thể đau từ mặt xuống chân, thường đau nhói nhưng ngắn, cảm giác như bị dao cắt, như bị giật mạnh hoặc như bị đốt... những cơn đau xuất hiện ngẫu nhiên. Bước đi khập khiễng và bước dài. Ở giai đoạn cuối thường đi lại khó khăn.

- Rối loạn chức năng co thắt: Tổn thương đốt sống 2-4 ở lưng, Ảnh hưởng cảm giác ở bàng quang, Buồn tiểu mà không có nước tiểu, dẫn tới bí tiểu và tiểu không kiểm soát.

- Biến chứng ở khu vực mắt: 90%người bệnh có dị thường ở đồng tử. Thông thường là biểu hiện của Argyll-Robertson pupill, khiến đồng tử nhỏ hẹp, không bình thường, mất phản xạ ánh sáng, nhưng vẫn tồn tại phải xạ điều tiết. Đại đa phần cơ mắt bị tê bì, mí mắt không đồng, thần kinh thị giác bị tổn hại.

- Bệnh về xương khớp: Ảnh hưởng chủ yếu là ở hông, mắt cá chân, đầu gối, đốt sống lưng và chi. Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới viêm khớp xương, các khớp không ngừng bị tổn hại dẫn đến thay đổi cấu trúc xương, thoái vị và gãy xương.

- Nguy hiểm đến nội tạng: Thường gặp nhất là ở dạ dày. Tạo lên những cơn đau co thắt ở bụng trên, ở phần ngực, Lồng ngực có cảm giác co thắt và buồn nôn và có thể mửa mật. Sau khi phát bệnh người bệnh có cảm giác kiệt sức và đau da bụng. Các triệu chứng ở ruột non xuất hiện như đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản xuất hiện triệu chứng khó nuốt và hô hấp khó khăn. Trực trang mót buốt khó khăn trong việc đi tiểu.

Bệnh giang mai là căn bệnh nguy hiểm có thể làm cho bệnh nhân tử vong vì xuất hiện các biến chứng đột ngột cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết để áp dụng các phương pháp chữa trị. Khi phát hiện và điều trị cần hết sức chú ý tránh gây lây bệnh sang cho người khác.

Nguồn: Biến chứng của bệnh giang mai