Trong suốt hơn 100 năm lịch sử, Rolls-Royce luôn là lựa chọn hàng đầu của những nhà quý tộc, những người giàu sang bậc nhất xã hội, những người đứng đầu bộ máy nhà nước, và là niềm đam mê khát khao cháy bỏng của những kẻ còn lại.

>> Xem thêm : đại lý xe mitsubishi tại tp hcm, đánh giá xe pajero sport 2016
Mitsubishi, thành viên tiềm năng của công nghiệp ôtô thế giới Trong suốt hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, lịch sử của tập đoàn Mitsubishi ghi dấu sự không ngừng nỗ lực sáng tạo trong thiết kế và chế tạo xe hơi, khởi đầu là chiếc xe du lịch Model-A. Chính mẫu xe này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Mitsubishi – được chính thức công nhận là một thành viên tiềm năng của ngành công nghiệp xe hơi thế giới. Đến năm 1918, Mitsubishi thành công trong việc chế tạo chiếc xe tải đầu tiên - chiếc T1 prototype, chiếc xe đã xuất sắc vượt qua cuộc thử nghiệm độ ổn định và tin cậy trải dài 1.000km. Năm 1931, nền công nghiệp Nhật Bản chứng kiến một cuộc “tiểu cách mạng” trong ngành cơ khí khi động cơ diesel lần đầu tiên được phát triển và ứng dụng trong các phương tiện đi lại – đó chính là động cơ 450AD phun nhiên liệu trực tiếp. Chỉ một năm sau đó, Mitsubishi tiếp tục xuất xưởng chiếc xe buýt đầu tiên – chiếc B46 – to nhất và có công suất lớn nhất thời bấy giờ. Thập niên 30 được coi là thời đại vàng của Mitsubishi khi hãng lần lượt giới thiệu những ý tưởng và sản phẩm “đầu tiên” không chỉ đối với chính hãng mà còn đối với ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản. Năm 1946, dưới ảnh hưởng của quân Đồng minh, hầu hết các tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản đều bị giải thể, trong đó có cả Mitsubishi Heavy Industries – công ty mẹ của bộ phân sản xuất xe hơi Mitsubishi. Việc Mitsubishi Heavy Industries bị tách thành 3 công ty nhỏ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động chế tạo xe hơi. Chính trong năm này, Mizushima ra đời. Đây là một chiếc xe hơi 3 bánh nhỏ, gọn, rất phù hợp cho việc đi lại gần, lại hết sức tiết kiệm nhiên liệu. Chỉ vài tháng sau đó, Silver Pigeon được chế tạo dựa trên nguyên tắc thiết thực và tiết kiệm nhiên liệu, cũng xuất xưởng. Có thể nói, chính chiếc xe này đã tạo nên cơn sốt phương tiện đi lại cá nhân tại Nhật Bản. Thời gian này, với những hậu quả do chiến tranh để lại, nhu cầu về xe thương mại ở Nhật tăng cao, nhưng nhiên liệu vẫn là một bài toán nan giải. Chiếc xe buýt B1 của Mitsubishi thực sự là nền tảng lý tưởng cho xe cứu hỏa và các xe chuyên dụng khác. Năm 1947, Mitsubishi tiếp tục trình làng chiếc xe buýt động cơ điện MB46 và chiếc R1 – xe buýt có động cơ đặt sau đầu tiên của Nhật Bản. Từ những chiếc xe gia đình... Đầu thập niên 1960, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân được cải thiện dần và việc sở hữu phương tiện cá nhân cũng trở thành một nhu cầu tất yếu. Ước mơ được sở hữu một chiếc xe cho cả gia đình đã trở thành hiện thực với Mitsubishi 500 - mẫu xe không chỉ khẳng định vị trí của Mitsubishi trong lòng người tiêu dùng trong nước mà còn được nồng nhiệt chào đón tại Macau Grand Prix. Năm 1962, Mitsubishi giới thiệu Minica - chiếc compact 4 chỗ siêu nhỏ động cơ xăng 2 kỳ, 359cc không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm dược một khoảng thuế kha khá mà còn rất tiết kiệm nhiên liệu và hoạt động hết sức bền bỉ. Năm 1969, chiếc Colt Galant với thiết kế khí động học và động cơ Saturn SOHC giúp Mitsubishi một lần nữa được ngẩng cao đầu với hàng loạt những giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn. Bên cạnh nhưng thành công này, Mitsubishi cũng không quên nghiên cứu chế tạo xe thương mại, điển hình là chiếc xe buýt Rosa hay xe tải Canter. Đến cuối thập niên 1960, hoạt động bộ phận nghiên cứu và chế tạo xe hơi đã đạt đến đỉnh cao và đây là lý do khiến cho các nhà lãnh đạo của Mitsubishi Heavy Industries không thể chần chừ trong việc tách bộ phân này thành một công ty độc lập. Năm 1970, Mitsubishi Motors Corporation (MMC) ra đời. Một trong những trọng tâm của MMC đó là phát triển hơn nữa cơ sở vật chất tại Nhật Bản, tiến hành các hoạt động từ nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối cho đến dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên, chính tại xứ sở Kangaroo MMC đã khẳng định sự vượt trội và tin cậy trong các sản phẩm của mình khi chiếc Galant 16GLS giành chiến thắng tại giải đua đường trường Southern Cross Rally. Tiếp đó Lancer 1600GSR liên tiếp chiến thắng tại Southern Cross Rally và East Africa Safari Rally (1974 và 1976). Kết thúc thập niên 70 là hai giải thưởng dành cho chiếc Colt 1400 GLX - ”Xe của Năm” (do tạp chí Japan's Motor Fan magazine bình chọn) và chiếc L200 - "Xe bán tải của Năm" (do tạo chí Pickup, Van & 4WD magazinetrao tặng). Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sản phẩm của MMC được tín nhiệm và ưa chuộng trên toàn thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian. Thông qua việc tài trợ xe cho các sự kiện thế giới như Olympics 1984 tại Sarajevo và Universiade Games 1987 tại Zagreb, Mitsubishi đã quảng bá sản phẩm của mình đến với hàng triệu khán giả trên toàn thế giới . ...đến bá chủ đường đua Dakar Năm 1985, với chiến thắng tại Dakar - một trong những đường đua khốc liệt nhất trên thế giới, chiếc Pajero nhanh chóng trở thành chiếc xe được ưa chuộng nhất trên thế giới. Một năm sau đó, tạp chí “What car?” đã phong Pajero là “Chiếc 4 x 4 của năm”. Đến năm 1989, MMC đã phá triển được một mạng lưới nhà máy chế tạo và lắp ráp xe hơi tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó phải kể đến nhà máy của Diamond Star Motors Corporation - liên doanh giữa MMC và Chrysler. Hirokazu Nakamura trở thành chủ tịch MMC năm 1989 và điều hành công ty theo một chiến lược hoàn toàn mới. Chiếc xe Pajero trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi, kể cả ở những con phố chật chội nhất Tokyo. Vào thời điểm này mặc dù doanh số bán ra của dòng SUV và xe tải không ngừng tăng trưởng tại thị trường Hoa Kỳ, nhưng các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản vẫn hết sức lo ngại và cho rằng điều kỳ diệu đó mãi mãi vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời đối với thị trường trong nước. Trái với xu hướng này, Nakamura vẫn đầu tư một khoản khá lớn vào việc phát triển dòng SUV. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đã chê cười Nakamura, cho rằng ông đã đánh một canh bạc mạo hiểm. Thế nhưng, canh bạc này Nakamura đã là người chiến thắng. Hàng loạt những chiếc xe dẫn động 4 bánh như Pajero, Delica Space Gear... đã làm dấy lên một làn sóng của dòng xe SUV tại Nhật Bản vào giữa thập kỷ 90. Năm 1991, Chrysler bán dần cổ phần của mình trong Mitsubishi, chỉ giữ lại khoảng 3%. Kể từ đó, Mitsubishi trở thành một nhà sản xuất xe hơi tương đối độc lập và giao dịch giữa Mitsubishi với Chrysler chỉ còn trên phương diện giấy tờ. Đến năm 1993 thì toàn bộ cổ phần Mitsubishi còn lại của Chrysler đã được bán ra thị trường mở, nhưng Chrysler vẫn cung cấp một số động cơ và hệ thống treo cho Mitsubishi Hoa Kỳ. Đổi ngược lại, Mitsubishi cũng tham gia quảng bá sản phẩm của Chrysler. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á diễn ra năm 1997 gần như đánh quỵ MMC khi doanh số của tập đoàn liên tục suy giảm ở hầu hết các thị trường. Phải mất nhiều năm MMC mới khôi phục lại vị thế của mình trên các thị trường. Dự kiến trong năm 2007 này, MMC sẽ đạt doanh số hơn 1,5 triệu chiếc trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Mitsubishi được biết đến với những chiếc xe SUV như Pajero, Jolie hay chiếc van Grandis sang trọng.