Mâm phá lấu ở góc đường Paster - Lê Lợi (quận 01) đã để lại ấn tượng khó quên trong hồi ức của nhiều người Sài Gòn. Nước mía Viễn Đông đã không còn nữa, gỏi khô bò ông Năm giờ đã chuyển về đường Nguyễn Văn Thủ, chỉ mâm phá lấu còn sót lại như nhắc nhớ về những ngày xưa cũ.
Chị Lưu Kim Sanh cho biết, cha của chị là ông Lưu Đặng, người gốc Quảng Đông sinh sống ở Campuchia. Sau biến cố "cáp duồn" (tìm và diệt Việt kiều) năm 1970 dưới thời chính quyền Lon Non ở Campuchia, ông Đặng lưu lạc tới Sài Gòn và mưu sinh bằng nghề gia truyền là món phá lấu khìa.





Chị Sanh nhớ lại, hồi đó trên đường Pasteur và các khu vực quanh đó nhà hàng ở Quận Đống Đa cũng có nhiều mâm phá lấu, cùng nước mía Viễn Đông và gỏi khô bò ông Năm tạo nên một "quần thể" các món ăn chơi trứ danh ở khu trung tâm Sài Gòn. Hiện giờ chị Sanh vẫn đứng tại vị trí mà ông Đặng đã đứng suốt từ năm 1970 đến 1990.
Ổ bánh mì ở đây có đầy đủ thịt phá lấu heo như gan, thú linh, lưỡi, thịt đầu, trứng cút phá lấu, phá lấu lòng vịt như ruột vịt, mề vịt… Và bạn phải ăn kèm với một loại tương đen và tương ớt gia truyền, rưới vào ổ bánh mì, thì mới cảm nhận đủ vị ngon.


Trong hồi ức của một người Sài Gòn xưa, thì “Ngược dòng thời gian những năm 70 thế kỷ trước, nam nữ thanh niên chiều cuối tuần, dung dăng dung dẻ dạo phố Sài Gòn thế nào cũng ghé góc đường Pasteur - Lê Lợi dừng xe uống ly nước mía. Trước tiệm nước luôn có mấy mâm phá lấu lòng heo, lòng gà, lòng vịt. Mỗi miếng lòng riêng lẻ được ghim sẵn một cây tăm, ăn bao nhiêu đếm tăm nhà hàng ở Quận Hà Đông tính tiền bấy nhiêu. Ăn phá lấu kiểu này là ăn kiểng, ăn làm duyên.”

Ký ức rồi cũng dần phai nhòa theo những đổi thay của thời cuộc. Đứng đây, để rồi bất giác nhớ ra, hàng cổ thụ hai bên đường Lê Lợi đã trơ gốc từ hôm nào, thương xá Tax vài ngày nữa rồi sẽ vĩnh viễn đóng cửa... Hoài niệm, có chăng, cũng chỉ tồn tại trong một hương vị xưa cũ nào đó.
Giang Vũ