Việc dự trữ hàng hóa trong kho hàng có các ý nghĩa:
+ Đảm bảo hàng hóa đủ số lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tránh hiện tượng gián đoạn trong quá trình kinh doanh
+ Hàng hóa được bảo quản, giảm hiện tượng hư hỏng và hao hụt trên sản phẩm, tiết kiệm được chi phí mua vật tư, hàng hóa mới.
+ Tiết kiệm chi phí nhân công trong quản lí và vệ sinh.
Sự bố trí sắp xếp hàng hóa trong kho cực kì quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến quá trình lưu kho, bảo quản và tận dụng diện tích không gian kho.
Thông thường, Kho hàng là nhu cầu thiết yếu và phổ biến trong ngành: công nghiệp, xuất khẩu, vận chuyển lưu thông hàng hóa.


1. Thiết bị cần thiết trong nhà kho
+ Pallet
+ Giá kệ chứa hàng
+ Xe nâng hàng
Các dụng cụ bổ sung khác như:
+ Thùng Carton
+ Đai quấn
+ Màng căng nilon
+ Keo dán hàng hóa..
2. Các loại giá kệ chứa hàng chính
Giá kệ chứa hàng Selective racking:
– Hiệu quả tận dụng diện tích tại vị trí đặt đạt : 90%
– Khả năng lấy trực tiếp hàng hóa là: 100%
– Mặt bằng sử dụng chiếm 30% diện tích kho
Giá kệ chứa hàng Drive In Racking:
Là loại kệ , khung đỡ gồm 2 phần thanh nhô ra để đỡ Pallet , khi sử dụng loại kệ này người ta cần khoảng không gian cho các lối đi nhỏ, các loại xe nâng sẽ di chuyển ở bên trong các giá đỡ
– Hiệu quả tận dụng diện tích tại vị trí đặt đạt : 75%
– Khả năng lấy trực tiếp hàng hóa: 25%
– Mặt bằng sử dụng chiếm 65% diện tích kho
Giá kệ chứa hàng Double Deep Racking:
– Hiệu quả tận dụng diện tích tại vị trí đặt đạt : 90%
– Khả năng lấy trực tiếp hàng hóa là: 50%
– Mặt bằng sử dụng chiếm 60% diện tích kho
3. Cách bố trí hàng hóa trên Pallet trong kho
Hàng hóa trong kho được sắp xếp đều trên Pallet hoặc giá kệ thép, chất liệu cao cấp Nhật Bản, nhằm thuận lợi cho việc vận chuyển số lượng hàng lớn, bốc xếp nhanh, khâu giao nhận đơn giản và tránh tiếp xúc của hàng hóa với sàn ẩm thấp.
Kích thước của Pallet thông thường từ 1m- 1.2 m, độ cao tối đa đạt được là 1.5m và để tránh các kiện hàng bị đổ khi bốc xếp, vận chuyển hay dỡ hàng, người ta thường sử dụng các đai quấn PP, màng căng nilon, hay keo dán giữa các lớp hàng.
Các hàng hóa xếp trên pallet được xếp xen kẽ về các chiều nhằm đảm bảo tính đứng vững và ổn định của khối hàng
4. Cách sắp xếp hàng trên giá kệ chứa hàng hoặc giá kệ đỡ hàng
Tùy theo chiều cao của kho hàng và tính chất của các loại hàng hóa, có thể sử dụng hoặc không sử dụng, nhưng thông thường nên sử dụng giá kệ chứa hàng trong kho
Hệ thống giá kệ chứa hàng thường áp dụng cho các nhà kho có sức chứa lớn, chiều cao tối thiểu phải đạt 4m trở lên.
Ưu điểm của việc sử dụng giá kệ chứa hàng hay còn gọi là giá kệ đỡ hàng
Tận dụng khoảng không trống ở trên
Có khả năng luân phiên lưu trữ hàng
Linh hoạt và thuận tiện cho cách sắp xếp
Đạt hiệu quả trong quản lí và kinh tế
Giá đỡ thường có các kích thước khác nhau tùy thuộc kích thước của pallet và tải trọng hàng hóa. Chiều cao của các giá kệ chứa hàng không vượt quá 18m tính từ mặt sàn.
5. Bố trí mặt bằng
Bố trí mặt bằng trong kho bao gồm các khu vực, tùy thuộc tính chất, yêu cầu của từng kho hàng và của các loại hàng hóa.
Thông thường các kho hàng có mặt bằng chung như sau:
+ Khu vực nhận hàng
+ Khu vực chứa Pallet
+ Khu chứa hàng: Có hoặc không có hệ thống giá đỡ
+ Khu vực đậu xe nâng
+ Các lối đi
+ Khu vực quản lí điều hành kho
6. Các khoảng cách các khối hàng
– Khoảng cách giữa các khối hàng trong một khung ngang: 15cm
– Khoảng cách giữa hai khối hàng của 2 khung ngang: 30cm
– Khoảng cách giữa hai giá đỡ: 30cm
– Khoảng trống phía trên khối hàng: ( từ mặt trên khối hàng đến mặt dưới của kệ ) ít nhất: 20cm
– Khoảng cách phần Pallet nhô ra là: 7.5 cm
– Từ giá đỡ đến trần: 1-1.5m, tuy nhiên một số nhà kho lớn hoặc chứa các chất dễ gây cháy nổ nguy hiểm thì cần bố trí đầu phun chữa cháy và khoảng cách từ trần đến giá đỡ là 2m
– Từ sàn đến giá đỡ là 0.5 đến 2.3 m
– Từ giá đỡ đến tường: 1m
7. Các lối đi trong kho hàng
Thông thường chỉ có 1 hoặc 2 lối đi chính dọc kho và kết nối với các lỗi rẽ phụ vào giữa các giá đỡ hàng.
Lối đi chính phải rộng ít nhất 2.5m. Tùy theo kích thước của kho và hàng hóa mà chiều rộng của lối đi phải thích hợp
Dãy lối đi phụ của hàng hóa gồm
+ Lối đi rộng:
Chiều rộng >= 11’= 3.35m
Diện tích mặt bằng sử dụng cho việc chứa hàng là 30- 40% so với mặt bằng của kho
Dãy lối đi rất hẹp:
Chiều rộng: 4’-6’= 1.2-1.8m
Diện tích mặt bằng sử dụng cho việc chứa hàng hóa là 50- 60% so với mặt bằng của kho
Với mỗi dạng có xe nâng phù hợp
Dãy lối đi rộng
Các lối đi phổ biến hiện nay áp dụng trong kho hàng
+ Lối đi chữ V- năng động
Đây là kiểu lối đi chéo hình chữ V. Với thiết kế này, cho phép công nhân dễ dàng lấy hàng nhanh chóng, dễ dàng quảng lí sản phẩm theo từng khu vực, các sản phẩm gần hoặc liên quan đến nhau sẽ được bố trí gần khu vực, thuận tiện trong việc nhập và xuất hàng liên tục. Khả năng tiếp cận hàng hóa cao, tiết kiệm diện tích kho một cách tối ưu.
Nguồn: https://sites.google.com/site/thietb...-trong-nha-kho