Mỗi năm Việt Nam sản xuất 40 triệu tấn lúa, trong đó mỗi năm trong cả nước thải ra hơn 8 triệu tấn trấu khi xay sát. Đây là nguồn năng lượng lớn và ổn định có khuynh hướng tăng đều mỗi năm. Trước đây, trấu được dùng để làm chất đốt để nấu ăn, dùng trong các lò sấy, nung gạch, một phần được đốt thành tro ủ để bón cho tơi xốp đất. Những năm gần đây do sản lượng lúa tăng nhanh nên lượng trấu thải ra hàng năm là rất lớn . Nhiều nơi trấu trở thành vấn nạn . Việc xả trấu bừa bãi xuống kênh rạch ở một số thời điểm trong năm đã làm ô nhiễm trầm trọng.

Để tận dụng nguồn nguyên liệu quý giá nói trên. Trấu được ép dưới dạng ống gọi là cui trau. Rất tiện dụng trong việc làm chất đốt thay cho than đá và các loại nhiên liệu khác. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, với các công nghệ sản xuất tiên tiến, chúng tôi đang từng bước triển khai sản xuất , hợp tác sản xuất , đầu tư , chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm, tạo thành một ngành sản xuất mới, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là góp phần xử lý được số lượng lớn trấu thải gây ô nhiễm môi trường và tăng chuỗi giá trị cho sản xuất lúa gạo tại Việt nam.


Sản phẩm củi trấu dạng thanh của Công ty được sản xuất từ 100% nguyên liệu là trấu được thải ra sau quá trình chế biến của các nhà máy xay xát lúa gạo. Với thành phần nguyên liệu chính là trấu, được sản xuất bằng cách ép bằng vít xoắn để tạo ra những thanh củi trấu hình trụ đường kính từ 80mm, có thể dài đến 1m, hình vành khuyên có lỗ tròn ở giữa để dễ cháy, một thanh củi trấu 20cm nặng khoảng 1kg có thể nấu được bữa ăn cho 4 người.

So sánh trấu với than cám:

Củi trấu là dạng năng lượng tái sinh, chi phí thấp nhằm để thay thế cho than cám, than bùn, than đá trong các lò hơi, dùng củi trấu làm giảm chi phí và tăng tuổi thọ thiết bị lò hơi. Lâu nay, nói đến nguồn nhiên liệu dùng trong công nghiệp, mọi người thường nghĩ đến dầu, than đá. Nhưng khi nghiên cứu sản xuất và sử dụng thì củi trấu đã được người tiêu dùng và các doanh nghiệp đón nhận nhanh chóng và bền vững.

Nhưng để củi trấu cháy tốt, cần có lò nung thích hợp. Vì vậy, khi chuyển từ lò đốt củi, than đá,.. thì lò hơi cần phải cải tạo lại đôi chút để phù hợp và đạt hiệu quả cao. Thời gian cải tạo trong vòng 1 tuần là lò hơi lại hoạt động bình thường.


Thay than bằng củi trấu, công nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất thêm ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe. Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.300 đồng một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu (khoảng 2300 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản xuất có thể tiết kiệm hơn 30% chi phí. Mỗi doanh nghiệp trung bình dùng 20 tấn than mỗi ngày, nếu chuyển sang dùng củi trấu sẽ tiết kiệm ít nhất 1 tỷ đồng mỗi năm.Với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn (than đá, dầu DO; FO, …), tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất.

Chính vì thế, việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phẩm nông nghiệp như trấu, củi trấu, mùn cưa, … để làm nhiên liệu vận hành nồi hơi trong công nghiệp là một giải pháp tối ưu. Sản phẩm vừa an toàn cho môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng như các loại củi gỗ, và than đá, rất được ưa chuộng trên thị trường nước ngoài: Pháp, Anh, Hàn Quốc,...