Nguồn: Du học Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với truyền thống văn hóa đặc sắc và lâu đời, kết hợp với những nét hiện đại của một cường quốc công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Tết của người Nhật cũng không giống như tết ở các quốc gia khác. Hôm nay, Du học Minh Đức xin gửi đến bạn một số thông tin về ngày Tết truyền thống của người Nhật Bản.



Từ thế kỷ 19, khi văn hóa phương Tây dần du nhập vào đất nước Nhật Bản, nhất là từ sau cải cách Duy Tân thì người Nhật đã dần thôi đón tết âm lịch truyền thống, mà thay vào đó là họ cùng chung niềm vui, đón tết Dương lịch chung với Thế giới. Tết dương lịch vẫn là dịp mà người thân trong gia đình quây quần bên nhau, tổng kết những hoạt động của năm cũ, đón chào một năm mới với những hi vọng, hứa hẹn tiếp theo.

Vào ngày làm việc cuối cùng của năm, tất cả các trường học, công ty và các hộ gia đình sẽ cùng nhau tổ chức dọn dẹp nhà cửa, trường học, nơi làm việc được gọi là “Osoji”. Mọi người tin rằng, Osoji sẽ giúp thanh tẩy và đón chào “Toshigami-sama”, vị thần năm mới đem đến những điềm lành và hạnh phúc tới mọi nơi, mọi nhà.

Trước khi bước sang năm mới, các gia đình cũng sẽ quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên giống như người Việt Nam ta, với những món ăn đặc sắc hoành tráng. Trong bữa ăn này thì không thể thiếu một món ăn truyền thống đó là món mỳ Toshikoshi Soba. Mọi người quan niệm rằng khi ăn mỳ này sẽ xua đuổi được những linh hồn tà ác trước khi sang năm mới, đồng thời cũng là sự cầu chúc cho sức khỏe, sự kết nối dài lâu của các thành viên trong gia đình.



Những ngày trước tết, các bà nội trợ sẽ chuẩn bị những món ăn nguội gọi là Osechi, là những món ăn có thể để được khoảng 7 ngày mà không cần để trong tủ lạnh. Osechi được sử dụng trong thời gian 1 tuần lễ không nấu nướng để thờ phụng vị thần lửa Kohji. Trong những ngày đầu năm mới, người Nhật thường sẽ đến các ngôi đền, chùa để cầu nguyện, chuyến đi lễ đầu tiên trong năm được gọi là “Hatsumode”. Sau khi rời khỏi chùa, mọi người sẽ đều cầm trên tay các mũi tên bằng gỗ được gọi là Hamaya, chúng được trao tặng cho những người tới thăm chùa để mang về đặt ở nhà, xua đuổi tà ma.

Một phong tục không thể thiếu trong dịp tết đó là gửi thiệp chúc mừng tới người thân, bạn bè của mình. Khi gửi thiệp người gửi cũng phải căn thời gian, nếu gửi đúng thời gian so bưu điện quy định thì tầm thiệp sẽ được đến tay người nhận vào đúng mùng một tết, bất kể người đó có ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Nhật Bản.

Nếu bạn muốn biết thêm những kinh nghiệm du học Nhật, hãy truy cập website của Du học Minh Đức hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ ở cuối bài viết.
Du học Minh Đức chúc các bạn thành công.

Thông tin được cung cấp bởi :

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ ĐÀO TẠO MINH ĐỨC
Cơ sở 1: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm - Hai Bà Trưng Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Tel: 0466 869 260
Hotline : 0986 841 288 - 0964 661 288