Nguồn tham khảo: Hoc tieng nhat ban
Núi Phú Sĩ luôn mang dáng vẻ hùng vĩ và tráng lệ dù bạn nhìn ngắm dưới bất kỳ góc độ nào. Mọc lên từ biển, đây là ngọn núi lửa còn hoạt động và cũng là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao 3.776 met.
Xem thêm: cach hoc tieng nhat de nhat
Núi Phú Sĩ nằm bên bờ biển Đông của Nhật bản, phía Nam đảo Benzhou, cách thủ đô Tokyo khoảng 128km về phía Đông. Ngọn núi này đã tạo nguồn tạo cảm hứng sáng tác cho nhiều thế hệ nghệ sĩ xứ Phù Tang. Tuy đã ngủ yên từ năm 1707, núi Phú Sĩ vẫn được các nhà địa chất xếp vào loại núi lửa đang hoạt động. Trên núi, cây cối chỉ sinh trưởng ở độ cao khoảng 2.800m trở xuống. Từ độ cao đó lên đỉnh núi là những sườn dốc trơ trụi những khối nham thạch.
Ở khu vực phía Tây của chân núi Phú Sĩ, các dòng thác như những dải lụa màu trắng vắt lên vách đá phủ đầy rêu, tạo nên sự tươi mát và cung cấp độ ẩm cần thiết cho sự phát triển của hệ thực vật.
Trên thế giới không có ngọn núi nào đặc biệt như núi Phú Sĩ. Những làn gió từ biển thổi vào, mang không khí ẩm đến ngọn núi này rồi tạo thành nhiều loại mây. Khi nhìn núi Phú Sĩ nhìn từ hồ Yamanaka, núi Phú Sĩ trông giống như một khối mây to lớn.Núi Phú Sĩ như đang đội chiếc nón bằng tre màu trắng thật lớn. Người Nhật gọi những đám mây bao quanh núi như thế này là Kasagumo.
Khi núi Phú Sĩ được bao phủ bằng băng và tuyết vào mùa đông, bạn sẽ nhìn thấy một hiện tượng rất kỳ bí – những đám mây trên núi Phú Sĩ phản chiếu 7 sắc màu của quang phổ. Người Nhật gọi hiện tượng này là Sayun, có nghĩa là đám mây nhiều màu sắc. Hiện tượng này chỉ xảy ra mỗi năm một lần hoặc hiếm hơn nữa. Sự xuất hiện của nó đã tạo nên những khoảnh khắc đặc biệt trên núi Phú Sĩ. Mỗi một phút giây trôi qua, núi Phú Sĩ đều gây ấn tượng mạnh đối với những ai thích chiêm ngưỡng nó.
Với người dân Nhật núi Phú Sĩ trở thành “ngọn núi thiêng”, “ngọn núi thần” che chở cho nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn: thứ nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu. Có nghĩa là, vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là những ngưòi nằm mơ thấy núi Phú Sĩ, thứ nhì là chim ưng,thứ ba là cà tím. Nhiều người sùng bái núi Phú Sĩ đã thành lập một tổ chức tín ngưỡng ngọn núi này gọi là Fuiiko. Việc trèo lên ngọn núi được coi là công việc thiêng liêng mà ai cũng cố gắng được làm một lần trong đời. Những người leo núi thường bắt đầu cuộc hành trình từ buổi chiều, xuyên qua đêm để rồi sáng hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc ở trên núi. Từng đoàn người nối đuôi nhau trong màn đêm, ánh đèn pin rực rỡ tiến thẳng lên đỉnh núi, tưởng chừng như một con rồng khổng lồ đang cuộn mình.
Lên đỉnh có 5 đường chính: Kawaguchiko, Subashiri, Fujinomiya, Fuji-Yoshida và Gotemba. Trong khi đi lên đỉnh mất từ 5 đến 9 tiếng thì khi xuống chỉ mất 3 tiếng. Thời tiết có lúc khắc nghiệt, con đường dài khó khăn, hiểm trở, song bước chân tìm về nguồn cội không lúc nào ngơi nghỉ. “Nhật Bản không có núi Phú Sĩ, tựa như nước Mỹ không có “Nữ Thần Tự Do”-người Nhật Bản nói trong niềm tự hào, phấn khởi.