Bệnh tiểu dắt là hiện tượng luôn muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần ít, cảm giác tiểu không hết, vừa đi tiểu xong có thể lại muốn đi tiểu, gây khó chịu cho người bệnh. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó như sỏi bàng quang, viêm bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt thậm chí là bệnh nguy hiểm lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu.


Tiểu dắt nguy hiểm không?

Phân loại tiểu dắt

Tiểu dắt do tắc nghẽn

Biểu hiện như tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu ngập ngừng, cảm giác tiểu không hết, có thể kèm theo các triệu chứng như Bệnh tiểu buốt.
Tiểu dắt do tắc nghẽn có thể xảy ra khi bị sỏi bàng quang - viên sỏi di chuyển gây tắc đường tiểu, hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt - khối u chèn ép niệu đạo gây tắc nghẽn.

Tiểu dắt do kích thích

Số lần đi tiểu tăng (tiểu nhiều lần trong ngày), tiểu cấp (khi buồn tiểu thì không thể nhịn được), tiểu són (tiểu không kiểm soát), khi đi tiểu xong thì cảm giác thoải mái (tiểu dắt do tắc nghẽn: khi tiểu xong vẫn muốn tiểu, rặn có thể vẫn còn nước tiểu).
Tiểu dắt do kích thích có thể do hội chứng kích thích bàng quang, các kích thích do viêm (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt).

Tiểu dắt có nguy hiểm hay không?

Nếu các triệu chứng tiểu dắt không gây cảm giác khó chịu, không làm người bệnh bận tâm nhiều, không gây nguy hại cho sức khỏe và người bệnh có thể điều chỉnh, kiểm soát được thì không có gì nguy hiểm.
Trường hợp các triệu chứng của tiểu dắt ngày càng nặng, gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh thì nhất thiết phải điều trị.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia phòng khám nam khoa Thiên Tâm về hiện tượng tiểu dắt và tính chất nguy hiểm của nó gây ra cho sức khỏe. Nếu còn những thắc mắc, bạn có thể gọi điện tới số 01666 06 55 88 để được tư vấn trực tiếp.