Khàn giọng kéo dài nhất định không được chủ quan. Có thể bạn chưa biết khàn giọng kéo dài là một dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư vòm họng.Vậy nếu như không rõ nguyên nhân khàn giọng thì trong vòng 1-2 tuần bạn phải đi khám ngay nhé

Cảm lạnh thông thường và viêm cổ họng, như viêm thanh quản, lao thanh quản, nhiễm trùng khác ở cổ họng, là những nguyên nhân hàng đầu của các khản giọng.

Xuất hiện khối u, các nốt sần, polyp, u hạt và u nang của dây thanh âm hoặc cổ họng, khối u lành tính trong thanh quan và ung thư vòm họng cũng có thể gây ra triệu chứng khàn giọng triệu chứng ung thư vòm họng.

Những nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm dị vật trong cổ họng, dị tật cổ họng bẩm sinh, vv…

Ngoài ra, dây thần kinh thanh quản tái phát ở cổ thường bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư tuyến giáp, u tuyến giáp, u trung thất, ung thư phổi trung tâm, ung thư thực quản cũng có thể xuất hiện triệu chứng khàn tiếng ở giai đoạn tiến triển của khối u.

Đôi khi, bệnh não cũng có thể gây ra các triệu chứng khàn giọng.

Khàn tiếng cũng có thể được gây ra bởi rối loạn chức năng nội tiết, và sử dụng quá mức hormone, cũng như rối loạn tâm thần.

Hút thuốc lá trong nhiều năm, hoặc nghề nghiệp thường xuyên hít phải khói bụi đều là những yếu tố nguy cơ có thể gây ra khản giọng.

Làm gì khi có triệu chứng khản giọng?


Khi thấy triệu chứng nghi ngờ ung thư vòm họng, bạn nên tới ngay bệnh viện để kiểm tra. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khả năng điều trị sẽ khả quan hơn rất nhiều so với giai đoạn muộn.

Mặc dù khàn giọng là triệu chứng quan trọng nhất của ung thư vòm họng, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi những nguyên nhân ít quan trọng khác. Đường hô hấp trên bị viêm nhiễm (lạnh, viêm thanh quản, viêm amidan) là những nguyên nhân phổ biến nhất đối với khản giọng.

Vì vậy, khi gặp triệu chứng này bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên xem xét một số yếu tố:

Bệnh ung thư vòm họng ít khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi

Khàn tiếng có kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn không?

bệnh viện thu cúc