Theo thông tin mới nhất dịch bệnh do virus Zika đang lây lan chóng mặt trên khắp thế giới. Việt Nam đã có 2 ca đầu tiên nhiễm bệnh. Vậy virus này nguy hiểm như thế nào?

Một số thông tin khái quát về vi rút ZIKA

Vi rút Zika (viết tắt là ZIKV) là một vi rút thuộc họ Flaviviridae được phân lập lần đầu tiên từ một con khỉ Rhesus trong rừng Zika của Uganda vào năm 1947. Năm 1968, vi rút này được phân lập trên người đó là các cư dân của Nigeria. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu xác định được kháng thể chống lại ZIKV ở người từ nhiều quốc gia châu Phi và một số nơi của châu Á. Năm 2015, lần đầu tiên ZIKV được tìm thấy bên ngoài châu Phi và châu Á khi nó được phân lập ở Brazil, tại đây xuất hiện một ổ dịch nhỏ sau World Cup 2014. ZIKV có quan hệ gần gủi với các vi rút khác thuộc họ Flaviviridae được lan truyền bởi muỗi như sốt xuất huyết, sốt vàng da, sốt Tây sông Nile, và viêm não Nhật Bản do vi rút. ZIKV gây ra bệnh được gọi là sốt Zika, có biểu hiện lâm sàng như phát ban dát sần (maculopapular rash) khắp cơ thể, sốt, đau khớp, và khó chịu. Mặc dù vẫn chưa thấy có biến chứng nghiêm trọng do ZIKV, nhưng vi rút này hiện diện khắp nơi trên thế giới, chu trình truyền bệnh liên quan đến muỗi, và có thể lây lan qua đường tình dục,do đó ZIKV trở thành một tác nhân gây bệnh mới nổi quan trọng tác động trên phạm vi toàn cầu chưa lường trước được.



Tổ chức WHO thông báo virus Zika đã xuất hiện ở 61 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Việt Nam là quốc gia mới nhất ghi nhận ca nhiễm virus này. Vậy, các dấu hiệu nhận biết bệnh cũng như cách phòng bệnh như nào, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.

Đến nay, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi virus Zika đã lây lan tới 61 quốc gia, dự kiến tác động 3-4 triệu người trước khi ngưng phát tác.

Điều trị như thế nào khi bị bệnh?

Vẫn theo bác sĩ Cấp, hiện không có điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Người bệnh đặc biệt cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.

Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain-Barre nếu có. Việt Nam nâng mức cảnh báo

Tại Việt Nam, cuối tháng 3/2016, Bộ Y tế đã nâng mức báo động tình trạng lây nhiễm virus Zika lên cấp 2. Đến ngày 4/4, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đã xét nghiệm 1.215 mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp có biểu hiện tương tự như nhiễm virus Zika tại 32 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Xem cách phòng chống dịch do vius zika tại đây.