Các nguyên tắc cần nhớ khi tập cho bé ăn dặm

Thời kỳ tập cho bé ăn dặm là một thời kỳ quan trọng với bé và có nhiều cảm xúc nhất với mẹ vì bé đã hoàn toàn sẵn sàng và mẹ cũng cảm thấy rất háo hức chờ đến ngày giới thiệu cho bé những món ăn hấp dẫn, đa dạng mùi vị và màu sắc. Mặc dù nói rằng ăn và tự ăn là một bản năng của trẻ, tuy nhiên vẫn có một số quy tắc mẹ nên tuân thủ để đảm bảo cho sự an toàn của bé cũng như hiệu quả của việc giới thiệu đồ ăn dặm ngoài sữa.- Bình sữa Avent
- Nguyên tắc đầu tiên mẹ cần chú ý khi tập cho bé ăn dặm đó là tư thế ngồi của bé. Mẹ nên cho bé ngồi thẳng lưng, mặt đối diện với bàn, ngồi trong lòng bạn hoặc trên ghế ăn riêng của bé. Hãy đảm bảo rằng bé ngồi vững, cánh tay và bàn tay ở tư thế thoải mái. Nếu bé còn chưa ngồi vững hẳn và cần một chút sự hổ trợ, bạn có thể kê thêm khăn hoặc gối nhỏ bên dưới và xung quanh để hỗ trợ bé. Nếu bé hoàn toàn chưa thể tư ngồi và giữ thẳng đầu hãy chờ thêm một thời gian nữa.
- Thứ hai mẹ nên tập cho bé thói quen tự ăn một cách độc lập. Quy tắc này một số mẹ sẽ không thích hoặc theo thói quen phải bao boc con nhưng nếu mẹ tập cho con được tính này thì con sẽ hình thành được thói quen rất tốt. Mẹ nên đặt thức ăn trên khay ăn trước măt bé, hoặc để cho bé bốc thức ăn từ tay của bạn, đừng đút đồ ăn vào miệng bé. Ban đầu, tay bé có thể còn lóng ngóng làm rơi vãi đồ ăn hoặc không bốc được thức ăn, bạn có thể trợ giúp hướng dẫn bé đôi chút, nhưng hãy để bé là người đưa thức ăn vào miệng mình.
- Thứ ba là mẹ nên chọn những loại thức ăn như thế nào cho phù hợp với bé trong giai đoạn “long ngóng” này. Băt đầu với những thức ăn dễ cầm lên và an toàn: các loại rau củ quả cắt thanh dài cỡ hai ngón tay hoặc nhỏ hơn. Bạn có thể sử dụng dao lượn sóng khi cắt đồ ăn cho bé để làm giảm độ trơn của thực phẩm. Thời gian đầu, các món ăn chủ yếu được hấp, luộc. Thức ăn không nên nấu quá nhừ sẽ khiến bé bóp nát trong tay trước khi đưa được vào miệng (nên nhớ tay của bé lúc này còn rất lóng ngóng). Vì mỗi bé mỗi khác nên mẹ cần theo dõi thái độ và kỹ năng của bé để thay đổi cách cắt và độ chín của thức ăn cho phù hợp với bé.
- Thứ tư là mẹ nên cho bé ăn đa dạng thức ăn và tránh những loại thức ăn không tốt cho sức khỏe. Mẹ không nên hạn chế các món ăn của bé trừ khi gia đình bạn có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó (hải sản, trứng, nấm...). Hãy giới thiệu cho bé nhiều loại hương vị và độ thô mịn khác nhau, một chút hạt tiêu cay hay một vài miếng khổ qua đắng cũng là một trải nghiệm thú vị và bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng ăn uống của bé.
- Thời gian và địa điểm cho bé ăn là cùng lúc với bữa ăn của gia đình bất cứ khi nào có thể. Bé chịu ngồi được bao lâu thì cho bé ngồi bấy nhiêu, bất cứ khi nào bé khóc đòi ra hãy ngừng ngay bữa ăn lúc đó và cho bé ra khỏi ghế.- Bình sữa Dr Brown
Chọn thời điểm mà bé không bị mệt hay đói, vì khi đó bé sẽ tập trung. Thời điểm được đề nghị là sau khi bú sữa và trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ.
Mẹ nên duy trì cho bé bú đủ nhu cầu vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho tới khi bé 1 tuổi.
- Đặt nước trên bàn trong bữa ăn để bé có thể uống khi cần. Nên tập cho bé sử dụng ống hút hoặc uống bằng cốc từ sớm.
- Không nên hối, thúc giục bé, cáu gắt, la mắng hoặc làm bé mất tập trung khi bé đang ăn. Cha mẹ nên theo dõi bé khi ăn nhưng là theo dõi trong yên lặng, hãy để cho bé tập trung vào việc ăn uống và ngồi bao lâu tùy thích.
- Thêm một điều cực kỳ quan trọng nữa là mẹ đừng đút thức ăn vào miệng giùm bé hoặc cố thuyết phục bé ăn thêm khi bé đã tỏ ra chán.
- Nếu mẹ không muốn bé tạo ra một bãi chiến trường đồ ăn và coi đồ ăn là đồ chơi thì mẹ không nên để bé ngồi một mình với thức ăn.
Nói chung, giai đoạn tập cho bé ăn dặm rất quan trọng vì nó là thời gian tập cho bé biết tất cả các mùi vị thức ăn và những thói quen của bé khi ăn. Nếu mẹ rèn luyện được tính độc lập cho bé trong giai đoạn này thì thời gian sau mẹ sẽ “nhàn tênh” khi tập cho bé những thói quen khác.
Liên hệ:
Shop Bình sữa ngoại
178/12 D1, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM
Email: binhsuangoaichobe@gmail.com
ĐT: 0944 650 046
Bình sữa Comotomo