Chuyên làm phim quảng cáo, quay phim giới thiệu Doanh nghiệp tại TP.HCM

Quảng cáo nói chung và quay phim giới thiêu doanh nghiệp nói riêng chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh và thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng.


Chuyên làm phim quảng cáo:

1. Ý tưởng ( Xây dựng kịch bản):

Đây là giai đoạn biến những ý tưởng ban đầu thành một kịch bản có thể thực hiện được. Đây là giai đoạn quan trọng để có một sản phẩm TVC quảng cáo hiệu quả thif người xây dựng phải hiểu hơn ai hết về nội dung, thông điệp muốn gửi cho người xem. Thông thường gian đoạn này mất khoảng 5-7 ngày.

2. Tiền sản xuất phim quảng cáo:
Sau khi giai đoạn ý tưởng hoàn thành thì việc triển khai ý tưởng đó thành phim là công việc này phụ thuộc hết vào nhà sản xuất. Giám đốc sản xuất sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc phân bổ kế hoạch sản xuất phim quảng cáo. Một số các vị trí chính của đội ngũ thực hiện vào quá trình sản xuất:
- Đạo diễn ( Director): Người chịu trách nhiệm về diễn xuất và các yếu tố sáng tạo khác của bộ phim.
- Trợ lý đạo diễn ( Assitant director- AD): Phụ giúp đạo diễn trong việc quản lý lịch quay, tính hợp lý của quá trình sản xuất và các nhiệm vụ khác
- Phj trách Casing ( casing director): Tìm kiếm các diễn viên thích hợp với các nhân vật trong phim. Việc lựa chọn thường diễn ra với các buổi diễn thử (audition) và việc casting được đặc biệt chú trọng với các vai chính ảnh hưởng tới toàn bộ phim.
- Phụ trách trường quay (Location manager): Tìm kiếm và quản lý các địa điểm thực hiện các cảnh quay. Phần lớn các nội cảnh được thực hiện trong các xưởng quay nhưng với các ngoại cảnh, phụ trách trường quay phải có trách nhiệm lựa chọn địa điểm quay thích hợp và chuẩn bị để việc quay phim diễn ra thuận lợi nhất
- Phụ trách sản xuất (production manager): Quản lý ngân quỹ của đoàn làm phim và lịch sản xuất.
- Phụ trách quay phim (director of photography - DP hoặc DOP): Nghệ sĩ đảm nhiệm việc quay các cảnh phim. Thường có một người quay chính và một hoặc hai phụ tá. Phụ trách quay phim phải phối hợp chặt chẽ với phụ trách âm thanh (director of audiography - DOA) dưới sự chỉ đạo chung của đạo diễn để các cảnh phim diễn ra đồng bộ về hình và tiếng theo đúng ý tưởng kịch bản.
- Phụ trách nghệ thuật (art director): Quản lý các mặt nghệ thuật đặc thù của phim như trang phục, hóa trang, kiểu tóc. Phụ trách nghệ thuật cũng phải hợp tác với phụ trách thiết kế (production designer), người chịu trách nhiệm xây dựng bối cảnh cho các cảnh quay.
- Thiết kế âm thanh (sound designer): Phụ trách xây dựng các âm thanh ngoài những phần thu trực tiếp từ trường quay và kết hợp hai loại âm thanh này cho phù hợp với các cảnh quay đã thực hiện.

- Nhà soạn nhạc: Soạn nhạc nền và các bài hát chủ đề (original soundtrack) cho phim.
- Biên đạo (choreographer): Thiết kế và phối hợp các đoạn múa cho phim, vị trí này đặc biệt quan trọng trong các phim ca nhạc.



3. Giai đoạn Sản xuất phim:


Đây là quá trình trực tiếp quay và tạo ra các cảnh phim. Đội ngũ làm phim sẽ có thêm các vị trí mới như giám sát kịch bản (script supervisor), biên tập viên hình ảnh (picture editor) và âm thanh (sound editor).

Trong sản xuất phim rất cần 1 công cụ, đó là máy quay phim.

Một buổi quay thông thường sẽ được bắt đầu theo lịch quay do trợ lý đạo diễn sắp xếp. Bối cảnh phim sẽ được chuẩn bị theo kịch bản, sắp đặt ánh sáng và bộ phận thu tiếng trực tiếp cũng phải sẵn sàng cho việc bấm máy. Trong khi đó các diễn viên sẽ được hóa trang, trang điểm và kiểm tra lại phần thoại của mỗi người. Trước khi quay, họ sẽ nhẩm lại một lần nữa với đạo diễn và được đạo diễn phác thảo qua cách diễn trong cảnh quay đó.

Cảnh quay được bắt đầu khi đạo diễn hô "diễn" (action) và bảng clapperboard dập xuống báo hiệu, trên clapperboard có ghi số hiệu cảnh phim, số lần thực hiện cảnh (take) đó, ngày tháng, tên phim và đạo diễn. Bảng này có vai trò quan trọng trong việc xác định sự đồng bộ của hình ảnh và âm thanh, đặc biệt là các âm thanh tạo thêm bên ngoài.

Cảnh quay kết thúc khi đạo diễn hô "cắt" (cut). Đạo diễn sẽ là người quyết định cảnh đó có phải quay lại hay không, thường thì một cảnh quay phải thực hiện nhiều lần để đạo diễn có thể lựa chọn được cảnh tốt nhất.

4. Hậu kỳ:

Sau khi công đoạn quay hoàn tất, các cảnh quay sẽ được dựng, sắp xếp thành một bộ phim hoàn chỉnh bởi những người dựng phim. Đầu tiên các kỹ thuật viên này sẽ lựa chọn các cảnh quay tốt nhất, sau đó cắt và chỉnh sửa (trimming) sao cho chúng có thể tiếp nối nhau một cách trơn tru để tạo thành bộ phim.
\

Trimming được thực hiện cực kì tỉ mỉ, đôi khi tới từng khuôn hình hoặc từng giây vì nó quyết định chất lượng của bộ phim. Bộ phim sẽ được chiếu thử cho đạo diễn và nhà sản xuất kiểm tra, nó được coi là hoàn chỉnh (locked) chỉ khi những người này thực sự hài lòng.

Các biên tập viên âm thanh là những người chịu trách nhiệm giai đoạn tiếp theo của quá trình hậu kỳ. Âm thanh, bao gồm âm thanh thu ngoài trường quay, các hiệu ứng âm thanh, âm thanh nền, nhạc phim, thoại sẽ được lồng sao cho khớp với phần hình ảnh.

Cuối cùng bộ phim sẽ được chiếu thử cho một lượng khán giả nhất định được chọn lọc kỹ, và những phản hồi của lần chiếu thử này có thể dẫn đến việc biên tập hoặc thậm chí quay lại một số đoạn phim.

5. Phát hành: Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình làm phim. Đăng ký bản quyền tác giả và phát trên truyền hình.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chuyên làm phim quảng cáo của chúng tôi ngay để nhận tư vấn miễn phí vể làm phim quảng cáo doanh nghiệp, sản phẩm.

TRUNG TÂM DỊCH VỤ CHUYÊN LÀM PHIM QUẢNG CÁO ADFILM

Địa chỉ: 653 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP HCM
Điện thoại: (08)6258 1870
Hotline: 0915 782 785
Email: adfilm.hd@gmail
Bài viết khác cùng Box