Hiện nay, những hiểu biết thông thường đều cho rằng phần lớn dau lung là do thoat vi dia dem hoặc những hư hao hay gai cot song, sai lệch về mặt cấu trúc vật chất của cơ thể, nhất là khi mặc định nầy được cũng cố bằng những “bằng chứng hiển nhiên” qua hình ảnh được chụp CT hoặc MRI của sự vôi hoá hoặc thoát vị của một vài đốt sống.

Không khó tìm ra được thủ phạm khi đã có bằng chứng. Đến đây, người bệnh sẽ rất dễ dàng nhớ lại, hoặc một lần vấp ngã ở chân cầu thang, lần đá bóng bị va chạm 2 năm trước, lúc nâng phụ một bao tải và bị cụp lưng dạo nọ, thậm chí nhiều người còn đổ lỗi cho ... thoat vi dia dem, gai cot song, thoái hoá cột sống vì hay thủ dâm từ thời còn niên thiếu!


Trong nhiều trường hợp, chính những phán quyết và “bằng chứng” này đã làm tăng thêm những nổi lo âu, ám ảnh, những dồn nén về mặt tâm lý, nguyên nhân của hầu hết những cơn đau mõi ở vùng lưng, vai, cổ.

Ông Sensei Adam Rostocki, tác giả quyển sách “Chữa dứt điểm bệnh dau lung” đã cho rằng hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không có triệu chứng biểu hiện và (2) 75% trường hợp thoát vị không gây đau. Tiến sĩ John E. Sarno gọi những căn bệnh này thuộc hội chứng đau mõi cơ do tâm lý (Tension Myosity Syndrome), gọi tắt là TMS.

Cuộc sống càng nhiều áp lực, nhiều khó khăn, con người càng dễ bị tác động xấu bởi những stress. Những cảm xúc dai dẳng về sự thù hận, giận dữ, cảm giác bị chèn ép hoặc sự lo sợ trong môi trường làm việc, trong đời sống gia đình hoặc học đường, thậm chí đã từng tồn tại từ thuở ấu thơ hoặc thời thanh niên, đều có thể là nguyên nhân gây ra những ức chế tâm lý, làm xáo trộn hệ thần kinh trưng ương, đặc biệt là hệ thần kinh tự động. Hệ quả của rối loạn hệ thần kinh tự động là sự co mạch. Mạch máu co lại khiến máu không lưu thông đủ đến vùng có liên quan, một số cơ, thần kinh hoặc dây chằng thiếu oxy và cảm giác đau xảy ra.