Là tác phẩm của Pháp sư Hội Tính Tông do nhà xuất bản tổng hợp Hồ Chí Minh xuất bản vào đầu năm nay, cuốn chỉ của pháp môn niệm Phật chính là “ Tin sâu, nguyện thiết và hành chuyên” hay còn gọi là ba tư lương. Người tu Tịnh độ nếu thiếu một trong ba tư lương trên, thì không thể đạt được mục đích. Tập sách Tư lương người tu Tịnh độ của Pháp sư Hội Tính, trong đây Pháp sư đã từ bi chỉ rõ ba tư lương mà người tu tịnh độ cần phải có. Giúp hành giả nắm được đường lối tu hành, để đạt mục đích.



Trong tu hành thứ tự tinh tiến, bước đầu tiên là Hành, bước sau cùng là Hành, trong khoảng giữa cũng chỉ là bước này, các học phái khác của Đại Thừa đòi hỏi ‘‘sinh Giải’’, pháp môn Tịnh Độ thì phải ‘‘phát nguyện’’, hai thứ khác nhau. Giải, bao hàm ý nghĩa giải thích, tức tư duy lý của sự vật mà có thể liễu tri được phần nào. Thế nên học Phật có nói đến khó tin (nan tín), khó hiểu (nan giải) và khó làm (nan hành). Mà cửa ải khó thông qua nhất, ắt là Giải, do lý giải chân lý mà biết được tất cả, thì trong chúng sinh rất ít, pháp môn Tịnh Độ lấy ‘‘nguyện’’ thế ‘‘giải’’, tức đi qua được cửa ải khó nhất. ‘‘Tín’’ ở đây rất then chốt, nhưng cũng rất khó tin, cho nên pháp môn Tịnh Độ còn gọi ‘‘pháp môn dễ hành khó tin’’. Trích nơi những cuốn sách được sẻ chia: https://www.sachweb.com/nha-xuat-ban...-tinh-do-e797/

Yếu nghĩa Tịnh Độ, nơi tâm không lìa Phật. Pháp tu như vậy tức động mà tĩnh, tức tục mà chân, tức sự mà lý, tức cạn mà sâu, tức sanh tâm nhập Phật tâm, tức phàm cảnh làm thánh cảnh, tức pháp đệ, tức đốn viên, tức tán tâm, tức nhất tâm. Ai biết quý trọng hãy nên thâm tín. Nhà xuất bản hy vọng cuốn sách sẽ mang lại nhiều tâm tư và có cái nhìn thất mới mẻ trong tâm hồn trong mỗi con người chúng ta.