Thị trường chuyển nhượng (M&A) các dự án bất động sản tiếp tục bùng nổ. Tuy nhiên, khác với những thương vụ dat nen bella vista đơn giản và quy mô nhỏ như trước đây, những dự án được mua bán trong thời gian qua có giá trị và độ phức tạp ngày càng cao. Đây chính là lối thoát cho những siêu dự án "chết lâm sàng".


Kể từ đầu năm tới nay, thị trường liên tiếp diễn ra các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Điển hình là thương vụ Mappletree thâu tóm Tổ hợp khách sạn - căn hộ dịch vụ - văn phòng cho thuê Asiana Plaza Saigon; thương vụ Tập đoàn BRG mua lại khu căn hộ dịch vụ Sedona Suites Hanoi. Hay Keppel nhận chuyển nhượng 40% dự án Empire City tại Tp.HCM với giá trị gần 94 triệu USD; những vụ chuyển nhượng biet thu nghi duong cả toà nhà văn phòng như TNR Tower tại Hà Nội và A&B Tower tại Tp.HCM.

Theo đánh giá của công ty Tư vấn BĐS JLL Vietnam, hoạt động M&A trong lĩnh BĐS vẫn duy trì đà tăng trưởng từ năm trước và trong nửa năm đầu tiên đã ghi nhận nhiều giao dịch thành công. Hầu hết các giao dịch là các tài sản bella vista cu chi đầu tư, nghĩa là các dự án đang hoạt động và tạo doanh thu.

Song, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam - công ty chuyên về tư vấn chuyển nhượng dự án cho biết, quan sát thấy đã xuất hiện một xu hướng M&A mới đó là việc một số nhà đầu tư thâu tóm những dự án “chết lâm sàng” để tái khởi động.

Ông Cần phân tích, trước đây, đa số người mua lựa chọn những dự án có vị trí đẹp, có thủ tục pháp lý rõ ràng, nhưng gần đây, một số nhà đầu tư đã dũng cảm mua lại những dự án đã đắp chiếu nhiều năm. Chẳng hạn, VID Group mua cổ phần của chủ đầu tư dự án Goldmark City, Công ty CP Hải Phát Thủ đô mua lại toà nhà CT2-105 của siêu dự án Usilk City và đổi tên thành HPC Landmark.

Hiện nay, nhiều dự án “chết lâm sàng” vẫn la liệt trên thị trường như: Hanoi Time Tower, Tricon Towers hay Usilk City,... Đây đều được coi là khúc xương khó nhằn đối với nhà đầu tư bởi đã đình trệ nhiều năm, thủ tục pháp lý phức tạp, dính đến khiếu nại, tố cáo của khách hàng và quá thời hạn giao nhà đã lâu. Với đa số dự án "chết lâm sàng", các chủ đầu tư cũ đều đã cạn sức, không còn khả năng tiếp tục tái khởi động dự án, ngay cả trong bối cảnh thị trường địa ốc phục hồi và tăng trưởng. Thậm chí, các ngân hàng cũng né tránh cho vay những dự án này, vì vậy lối thoát duy nhất cho các dự án "chết lâm sàng" là chuyển nhượng cho chủ đầu tư mới có năng lực hơn.
Bài viết khác cùng Box