1. Mắt sáng: Một chú gà con đảm bảo tiêu chuẩn đầu tiên phải kể đến là mắt phải sáng, thể hiệu gà có sức khỏe tốt, nội lực bên trong tốt, đủ sức khỏe từ ánh mắt để nhìn nhận thế giới xung quanh, để kiếm mồi, để tiếp tục cho giai đoạn sau.
Nếu một con gà mắt kém, hoặc không nhìn thấy gì thì làm sao kiếm ăn được, cạnh tranh được với các cá thể khác trong đàn.

2. Mỏ đều: Tránh chọn những cách nuôi gà đông tảo mỏ vẹo, mỏ không đều. Bởi mỏ gà chính là nơi bắt đầu gà ăn, chuyển hóa thức ăn vào bụng. Mỏ phải tốt thì mới ăn được nhiều, thì gà mới mau lớn và đẹp gà được.

3. Lông mượt: Theo kinh nghiệm của những chuyên gà ấp trứng, lông mượt chính là tiêu chí khác đánh giá sức khỏe gà con.
Thể hiện là trứng gà mẹ đạt tiêu chí tốt cũng như suốt quá trình 21 ngày ấp nở luôn đảm bảo nhiệt độ trong máy hoặc gà mẹ ấp khéo léo, giống như quá trình mang thai của người mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cho người con ngay từ trong phôi đã có lực.

4. Chân mẫm: Chân mẫm mập mạp, chân không dị tật bất thường, đứng vững và đi lại bình thường. Đôi chân để gà chạy nhảy đi lại thường xuyên, nếu gà bị tật hoặc khèo chân, dạng chân sẽ rất khó nuôi và khó có thể phát triển tốt được.

5. Cánh ôm: Cánh gà ôm sát là gà khỏe mạnh, cơ bụng và cơ cánh kéo sát hông.

6. Bụng thon: Bụng dưới phía sau gà nếu phình to, nặng nề chứng tỏ con gà đó bị kém về tiêu hóa. Gần như số gà đó khi nuôi sẽ chết hết. Gà chất lượng bùng phải thon gọn, nhanh nhẹn, di chuyển chạy đi chạy lại mới là gà tốt.

7. Rốn liền: Rốn phải khô, không bị ướt, không bị nhiễm trùng hoặc xưng đỏ. Rốn bị xưng đỏ hoặc bị nhiễm trùng là do quá trình ấp trứng không tốt, điều này sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của gà và rất khó nuôi về sau.

8. Cân đủ: Trọng lượng mỗi con gà đông tảo thuần chủng con khi mới nở rất quan trọng, phải đảm bảo trọng lượng trong khoảng cho phép, không to quá, cũng không nhẹ quá. Bởi nếu ấp quá nhiệt, quạt gió khô quá cũng có thể dẫn đến con gà bị nhẹ so với tiêu chuẩn.
Thông thường mỗi loại gà sẽ có trọng lượng tiêu chuẩn khi mới nở, trong lượng tiêu chuẩn của từng quả trứng khi vào lò ấp. Gà phượng có trọng lượng 320 – 360 gam, Gà ri thuần có trọng lượng 280 – 300 gam, Gà ri lai có trọng lượng 300 – 320 gam.

9. Gen quý: Gen quý chính là yếu tố về “huyết”, về giống và yếu tố Vaccin phòng bệnh đảm bảo sức khỏe nuôi lớn cũng như bảo tồn và lưu giữ gen quý trong từng cá thể nuôi đó.

Một số lưu ý:
Chủng loại gà, giống gà, tỷ lệ máu lai tạo giống,...
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng chưa được nhiều người chăn nuôi biết đến. Thông thường, người chăn nuôi chỉ biết gà ri, gà ta, gà chọi, gà chọi lai, gà đông tảo lai,… nhưng ít biết đến công thức cách nuôi gà đông tảo chân to ra sao, chất lượng thịt từ giống đó như thế nào, nuôi xong rồi giá bán thị trường là bao nhiêu, đầu ra có ổn không.
Phần lớn, bà con chỉ biết mua con giống ở các đại lý, các nơi bán lẻ,…người bán bảo giống tốt mua về nuôi là mua.
Việc chọn gà giống rất quan trọng, bởi 80% chất lượng thịt và giá thành gà thịt được quyết định bởi giống gà mà bà con lựa chọn nuôi, chính là gen quý của dòng gà đó.
Ví dụ: Gà Đông Tảo thuần có giá 350 – 500.000 VND/kg, con giống có giá 140 – 150.000 VND/con giống, trong khi giá gà lai 25% máu đông tảo có giá 100 – 120.000 VND/kg gà thịt, còn gà con giống có giá 10 – 15.000 VND/con giống.
Quan trọng hơn hết, khi mua con giống về đầu tư chăn nuôi, bà con cần phải xác định rõ sau khi nuôi xong sẽ bán cho ai, bán ở đâu, có bán được không?
Hãy tìm hiểu kỹ ngay tại địa phương mình đang sinh sống, người tiêu dùng họ ăn loại gà nào? khen gà nào ngon? mức chi trả của họ có thể trả được là bao nhiều?…
Sau đó hãy tìm đến cơ sở sản xuất và cung cấp con giống uy tín để mua.