Triệu chứng của đái tháo đường type 1 thường xuất hiện đột ngột.
Đái tháo đường type một thường gặp ở trẻ em hoặc giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành, thường đi kèm với những bệnh khác như bị nhiễm virus hoặc nhiễm trùng đường niệu hoặc bị tổn thương.
Gia tăng thêm stress có thể gây ra nhiễm ceton acid.

Triệu chứng của nhiễm ceton acid bao gồm nôn và buồn nôn. Thiếu nước và thường gặp rối loạn nghiêm trọng nồng độ kali trong máu.

hien tuong benh tieu duong nếu không được điều trị, nhiễm ceton acid có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Triệu chứng của đái tháo đường type 2 thường khó phát hiện và có thể bị cho là nguyên nhân do tuổi già và béo phì gây nên.


Bệnh nhân có thể đã bị đái tháo đường type 2 trong nhiều năm mà không phát hiện ra.
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể tiến triển thành hội chứng tăng áp lực thẩm thấu không liên quan đến cetone.

Diễn tiến của đái tháo đường type 2 có thể bị thúc đẩy nhanh hơn bởi thuốc có chứa steroid và stress.
Nếu không được điều trị đúng cách, đái tháo đường type 2 có thể gây ra các biến chứng như mù, suy thận, bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh.

Những triệu chứng chung của cả 2 type đái tháo đường thường gặp:
Mệt mỏi: khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.
Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.

Tiểu nhiều: một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.

Ăn nhiều: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.

Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, đái tháo đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.

Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Bài viết khác cùng Box